Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong tiến trình văn học dân tộc, văn học chữ Hán có một vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng diện mạo nền văn học thành văn, trong đó có thơ ca. Ngoài những đề tài mang tư tưởng nói chí, chở đạo thì đề tài thôn quê cũng có vị trí quan trọng trong văn chương nhà Nho trung đại. Điều đó cho thấy xu hướng phát triển theo tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa của thơ ca trung đại Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 3 pp. 25-32 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn ĐỀ TÀI THÔN QUÊ TRONG THƠ CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Lê Thị Nương Khoa Khoa học xã hội - Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa Tóm tắt. Trong tiến trình văn học dân tộc văn học chữ Hán có một vị trí quan trọng góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng diện mạo nền văn học thành văn trong đó có thơ ca. Ngoài những đề tài mang tư tưởng nói chí chở đạo thì đề tài thôn quê cũng có vị trí quan trọng trong văn chương nhà Nho trung đại. Điều đó cho thấy xu hướng phát triển theo tinh thần dân tộc hóa dân chủ hóa của thơ ca trung đại Việt Nam. Từ khóa Đề tài thôn quê thơ chữ Hán trung đại Việt Nam kết tinh phát triển. 1. Mở đầu Trong tiến trình văn học dân tộc văn học chữ Hán có một vị trí quan trọng góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng diện mạo nền văn học thành văn trong đó có thơ ca. Bên cạnh các đề tài có sự ảnh hưởng trực tiếp của hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên đặc biệt là tư tưởng Nho giáo với quan niệm thơ nói chí thơ chở đạo . . . thì đề tài thôn quê là một đề tài lớn trong thơ ca trung đại. Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu sự chi phối của mảng đề tài này đến sáng tác của nhiều thế hệ trí thức phong kiến. Đề tài thôn quê thực sự tiềm ẩn nhiều giá trị sâu sắc về tư tưởng văn hóa mà nền tảng sâu xa là tinh thần tự tôn tự cường dân tộc. 2. Nội dung nghiên cứu Lực lượng sáng tác thơ trung đại chủ yếu tầng lớp trí thức phong kiến bao gồm vua quan tăng lữ nho sĩ. Phần lớn họ đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình một mặt quen với lối sáng tác tầm chương trích cú theo phong cách văn học chính thống văn học hướng thượng nhưng mặt khác ngòi bút của họ vẫn luôn hướng về mảng hiện thực thôn quê với những cảnh quê tình quê thật thiết tha gắn bó. Chính điều này ta cho thấy hai xu hướng vận động gần như trái chiều của thơ trung đại vừa hướng tới đồng tâm với những chuẩn Ngày nhận bài 11 1 2014. Ngày nhận đăng 25 05 2014. Liên lạc Lê Thị Nương .