Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày thực trạng công tác quản lý và sản xuất lâm nghiệp; thực trạng nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp; nhu cầu nguồn nhân lực cho quản lý và sản xuất; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý và sản xuất lâm nghiệp. | GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Tiến Lâm Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Nghệ An ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian qua ngành lâm nghiệp Nghệ An đã có những cố gắng tích cực trong công tác phát triển nguồn nhân lực và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về mọi mặt trong quản lý và sản xuất Lâm nghiệp đòi hỏi. Công tác quản lý nguồn nhân lực việc tuyển chọn sử dụng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được quan tâm đầu tư đúng mức sử dụng nhân lực chưa hiệu quả. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất nguồn nhân lực lâm nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành lâm nghiệp của Nghệ An là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Vấn đề không mới nhưng luôn mang tính thời sự bởi vì cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì sự đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nền kinh tế nói chung và cho ngành lâm nghiệp nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh Nghệ An coi đó là yếu tố cần thiết để tăng hiệu quả trong công tác quản lý và phát triển sản xuất Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP 1.1. Thực trạng quản lý Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997 2 ha trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 1.235.808 50 ha chiếm 74 9 diện tích đất có rừng 951.400 60 ha rừng tự nhiên 785.481 90 rừng trồng 165.918 70ha đất chưa có rừng 284.407 9 ha độ che phủ của rừng của tỉnh đạt trên 58 . Những năm qua Nghệ An đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng một cách hiệu quả. Chủ động ban hành cơ chế chính sách đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong đó có rất nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn thể hiện qua các chủ trương chính sách. Nghệ An đã chỉ đạo tổng kiểm tra rà soát xác định các vùng rừng trọng điểm có nguy cơ bị xâm hại để có .