Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho một tổ hợp công trình xử lý sơ bộ tại công trình thu nước mặt, bao gồm: bể lắng lamen, lọc vật liệu nổi và kết hợp lắng lamen - lọc nổi, nhằm giảm hàm lượng cặn lơ lửng dao động lớn trong mùa mưa lũ (≥ 1500 mg/l) của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đảm bảo sự ổn định và phù hợp cho dây chuyền công nghệ xử lý cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN HIỂN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ SƠ BỘ NƯỚC MẶT TẠI CÔNG TRÌNH THU NƯỚC BẰNG LẮNG LAMEN LỌC VẬT LIỆU NỔI CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG MÃ SỐ 62.58.02.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT HÀ NỘI 2016 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học GS. TS Hoàng Văn Huệ PGS. TS Trần Thanh Sơn Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Thư việnTrường Đại học Kiến trúc Hà Nội. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Hiển tham gia đề tài NCKH cấp Nhà nước Nghiên cứu công nghệ tự rửa bể lọc vật liệu nổi xử lý nước cấp cho sinh hoạt - TS. Trần Thanh Sơn chủ trì năm 2014. 2. Nguyễn Văn Hiển Cải tiến công nghệ công trình thu nước mặt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật hệ thống cấp nước - Tạp chí Xây Dựng - Tháng 3 2009. 3. Xây dựng mô hình thực nghiệm để xử lý sơ bộ nước mặt tại công trình thu nước - Tạp chí Người Xây Dựng - Tháng 3 amp 4 2014. 4. Kết quả thực nghiệm trên mô hình lắng lọc và đề xuất chỉ tiêu công nghệ xử lý sơ bộ nước mặt tại công trình thu nước - Tạp chí Người Xây Dựng - Tháng 3 amp 4 2014. 5. Tính ưu việt của bể lọc nhanh tự rửa và một số đề xuất ứng dụng vào dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch - Tạp chí Xây Dựng - Tháng 6 2014. 6. Lọc tiếp xúc keo tụ - giải pháp mới xử lý nguồn nước mặt cấp cho nhu cầu sinh hoạt - Tạp chí Xây Dựng - Tháng 8 2014. -1- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Hệ thống sông ngòi ở nước ta có chiều dài khoảng 55.000km trong đó có 2372 sông nhánh thuộc 9 hệ thống sông chính với trữ lượng nước lớn là nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên hàm lượng cặn lơ lửng của các hệ thống sông chính dao động từ 80 180 mg l vào mùa khô và 200 4000 mg l vào mùa lũ. Trong 9 hệ thống sông lớn ở