Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong thời gian gần đây, hiện tượng bạo lực ở trẻ em, những hành vi xâm kích, gây hấn, gây rối trật tự xã hội trong trẻ em có chiều hướng gia tăng và với độ tuổi vi phạm lần đầu ngày càng giảm xuống. Ngoài ra, số liệu về các rối nhiễu tâm lí của trẻ em, trong đó có các rối nhiễu về xúc cảm được thông tin qua các phương tiện đại chúng làm các nhà giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung quan tâm lo lắng. Đề tài này nghiên cứu xúc cảm ở học sinh thiếu niên, từ đó, đề xuất những biện pháp giáo dục nhằm giúp nâng cao năng lực kiểm soát xúc cảm mà đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực là điều hết sức cần thiết. | Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh ở một số trường THCS tại tp HCM Năm học 2009 2010 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT XÚC CẢM TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TẠI TP HCM Nguyễn Phan Chiêu Anh Sinh viên năm 4 Khoa TLGD GVHD ThS. Võ Thị Tường Vy 1. Lí do chọn đề tài Xúc cảm cũng như các quá trình tâm lý khác nó là sự phản ánh của thế giới khách quan tác động vào con người. Trong quá trình tác động ở con người nảy sinh những rung động biểu hiện thái độ chủ quan của mình đối với các hiện tượng khách quan. Và những rung động ấy dù dễ chịu hay khó chịu tốt hay xấu tích cực hay tiêu cực đều có khả năng chi phối hành vi của con người. Thực tế cho thấy những người không kiểm soát được đời sống xúc cảm của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng cuộc sống của họ . Lứa tuổi vị thành niên tuổi học sinh trung học cơ sở là một trong những lứa tuổi đẹp của đời người nhưng cũng là một lứa tuổi thường có những biến đổi đột ngột về sinh lý kéo theo những biến đổi phức tạp về tâm lí. Trong thời gian gần đây hiện tượng bạo lực ở trẻ em những hành vi xâm kích gây hấn gây rối trật tự xã hội trong trẻ em có chiều hướng gia tăng và với độ tuổi vi phạm lần đầu ngày càng giảm xuống. Ngoài ra số liệu về các rối nhiễu tâm lí của trẻ em trong đó có các rối nhiễu về xúc cảm được thông tin qua các phương tiện đại chúng làm các nhà giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung quan tâm lo lắng. Chính vì vậy việc nghiên cứu xúc cảm ở học sinh thiếu niên từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục nhằm giúp nâng cao năng lực kiểm soát xúc cảm mà đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh ở một số trường THCS tại TPHCM . 2. Mục đích đối tượng khách thể phương pháp giả thuyết nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tìm hiểu thực trạng kiểm soát xúc cảm