Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Raymond Carver (1939 – 1988), nhà văn Mỹ được xem là người có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Dẫu còn nhiều tranh cãi về khuynh hướng viết văn của ông nhưng không thể phủ nhận rằng, kiểu nhân vật trung tâm bị phá vỡ so với truyền thống là một trong những biểu hiện rất đặc trưng của lối viết mới, đem lại sự cộng hưởng và nhập cuộc đầy hứng khởi cho bạn đọc đương đại. | Khoảnh khắc khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Raymond Carver JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 10 pp. 50-55 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn KHOẢNH KHẮC KHAI NGỘ VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER Nguyễn Thị Hạnh Khoa Xã hội Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Raymond Carver 1939 1988 nhà văn Mỹ được xem là người có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Dẫu còn nhiều tranh cãi về khuynh hướng viết văn của ông nhưng không thể phủ nhận rằng kiểu nhân vật trung tâm bị phá vỡ so với truyền thống là một trong những biểu hiện rất đặc trưng của lối viết mới đem lại sự cộng hưởng và nhập cuộc đầy hứng khởi cho bạn đọc đương đại. Trong đó việc tạo nên những khoảnh khắc để nhân vật khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm là những nét làm nên dấu ấn riêng cho truyện ngắn của Carver. Từ khóa Raymond Carver khoảnh khắc khai ngộ dịch chuyển nhân vật trung tâm. 1. Mở đầu Với hơn 70 truyện ngắn được ấn hành cái tên Raymond Carver không còn xa lạ với bạn đọc. Từ tập truyện đầu tay Em làm ơn im đi được không Raymond Carver đã thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức Philadelphia Inquire 3 đến tập truyện Mình nói gì khi mình nói chuyện tình - một cuốn sách ngụ ngôn cho cả thập kỉ này Jayne Anne Phillip 2 và tập truyện Thánh đường đã xây dựng danh tiếng cho tác giả của nó như một trong những giọng văn mới độc đáo nhất của thể loại hư cấu từng xuất hiện trên nước Mỹ trong suốt nhiều năm qua Bill Buford 4 gần đây nhất cũng đã có mặt ở Việt Nam. Xuyên suốt trong các tập truyện ấy chúng tôi nhận thấy nguyên tắc phi trung tâm chi phối nhất quán đến cách xây dựng nhân vật của Carver từ việc nhân vật khai ngộ cho đến sự dịch chuyển vai trò trung tâm của các nhân vật. Từ đó độc giả nhập cuộc và cộng hưởng theo nhiều cách khác nhau tạo nên nhiều rễ chùm cho chủ đề của truyện. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. .