Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên nền tảng hàng loạt những “sự kiện ý hướng”, làm biểu hiện ở Nguyễn Ái Quốc năng lực và sức sáng tạo mới trong lí thuyết và hành động về con đường cách mạng của Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Từ đây, ở Nguyễn Ái Quốc đã hoà quyện và “bao hàm” chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. | Sự chuyển biến của nguyễn ái quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN QUA CÁCH NHÌN CỦA HIỆN TƯỢNG HỌC ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa Có một bước ngoặt quan trọng trong đời sống hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đồng thời là của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đó là bước ngoặt chuyển biến đến tới chân lí Chỉ có chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức để từ sau đó cách mạng Việt Nam có được mục tiêu phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự tiến hoá của lịch sử. Bước ngoặt này được coi như là kết quả của thiên tài trí tuệ và hoạt động thực tiễn cách mạng trải qua mười năm xem xét khảo nghiệm nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực tiễn Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyễn Ái Quốc là một thiên tài đa diện việc tìm hiểu về Người cũng không thể bó hẹp ở một số chế định nào đó bởi công việc tìm hiểu của mỗi người chỉ là một cái nhìn trắc diện . Nguyễn Ái Quốc là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực một con người uyên bác đã lĩnh hội được giá trị tinh thần tư tưởng nhân đạo của nhiều nền văn hoá cổ kim Đông Tây Người có cách riêng trong khi thực hiện ý hướng chính trị của mình. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước cứu dân Người đã cho vào ngoặc những phong trào yêu nước do các văn thân sĩ phu chí sĩ yêu nước và các nhà cách mạng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Mặc dù rất khâm phục các phong trào yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành tên trước đó của Nguyễn Ái Quốc không hoàn toàn tán thành bất cứ con đường và cách làm của người nào phải giản lược để đi tìm một ý hướng thuần tuý. Có thể tìm hiểu vấn đề dưới góc độ của phương pháp hiện tượng học - giản lược . Giản lược theo nghĩa hiện tượng học là đặt ngoài là gạt đi nhằm gỡ ý thức ra khỏi những bám víu của mọi yếu tố tự nhiên để chỉ còn lại một cách nhìn thuần tuý. Cách làm của cụ Phan Chu Trinh thực .