Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TÂN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Mã số 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc NGND.PGS.TS. Ngô Hướng TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6 NĂM 2020 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Nghèo đói vẫn là thực tế ở hầu hết các nước đang phát triển. Nền kinh tế kém đa dạng bất bình đẳng về tài sản và phân phối thu nhập quản lý kém là nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói Andy 2004 dẫn từ Abdulai và Tewari 2017 . Tiếp cận tài chính có thể mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người và sự ổn định trong hệ thống tài chính có thể thúc đẩy việc tiết kiệm và đầu tư hiệu quả điều này rất quan trọng cho nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh World Bank 2015 dẫn từ Abdulai và Tewari 2017 . Tiếp cận tài chính là điều quan trọng đối với người nghèo bởi vì nó giúp họ dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính để cải thiện cuộc sống. Điều này có nghĩa là các dịch vụ tài chính thậm chí với số lượng nhỏ và dưới nhiều hình thức khác nhau có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong điều kiện kinh tế của người nghèo. Tuy nhiên việc tài trợ cho người nghèo vẫn là mối quan tâm lớn trên toàn cầu do những thất bại liên quan đến thị trường tín dụng chính thức Hulme và Mosley 1996 rủi ro cao trong việc trả nợ và thiếu tài sản thế chấp đã tiếp tục là rào cản người nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính Hermes và Lensink 2007 . Vì thế tài chính vi mô đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói tại các quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu của Legerwood 1998 Morduch và Haley 2002 Nguyễn Kim Anh và cộng sự 2011 đã cho thấy vai trò của tài chính vi mô đối với giảm nghèo. Tầm