Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thời kỳ phát triển rực rỡ của nghệ thuật Champa (Chiêm Thành) có thể nhận thức qua các công trình kiến trúc và điêu khắc của vương quốc được sáng tạo vào thế kỷ 11 và 12 dưới các triều vua Harivarman và Jaya Harivarman. Đặc biệt về sự hoàn thiện kỹ thuật xây dựng đền-tháp cũng như xu hướng thẩm mỹ hiển hiện những ảnh hưởng nghệ thuật từ đế chế Chola ở Nam Ấn Độ.(1) Trước đây, ảnh hưởng của văn hóa và nghệ thuật từ Nam Ấn Độ đến Champa đã được các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật quan tâm (Boisselier 1963: 26, 27, 135; Baptiste 2010: 151-87). Tuy nhiên, để chỉ ra một cách cụ thể những ảnh hưởng của Chola đến Champa qua các công trình nghệ thuật tôn giáo; nhất là, đặt mối quan hệ ấy trong bối cảnh giao thương hàng hải giữa Nam Ấn, Đông Nam Á và Hoa Nam, thì, chưa có công trình nào tiêu biểu. Tiểu luận này nghiên cứu mối quan hệ đó dựa trên những cứ liệu được dẫn chứng từ các công trình của nghệ thuật Chàm sáng tạo từ thế kỷ 11-13; và các biến cố lịch sử xảy ra trong vương quốc Champa từ cuối thế kỷ thứ 10 về sau. | Nội dung Text Nghệ thuật Champa thế kỷ 11 và 12 trong mối quan hệ với đế chế Chola qua con đường hải thương 34 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 154 . 2019 NGHỆ THUẬT CHAMPA THẾ KỶ 11 VÀ 12 TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẾ CHẾ CHOLA QUA CON ĐƯỜNG HẢI THƯƠNG Trần Kỳ Phương Dẫn nhập Thời kỳ phát triển rực rỡ của nghệ thuật Champa Chiêm Thành có thể nhận thức qua các công trình kiến trúc và điêu khắc của vương quốc được sáng tạo vào thế kỷ 11 và 12 dưới các triều vua Harivarman và Jaya Harivarman. Đặc biệt về sự hoàn thiện kỹ thuật xây dựng đền-tháp cũng như xu hướng thẩm mỹ hiển hiện những ảnh hưởng nghệ thuật từ đế chế Chola ở Nam Ấn Độ. 1 Trước đây ảnh hưởng của văn hóa và nghệ thuật từ Nam Ấn Độ đến Champa đã được các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật quan tâm Boisselier 1963 26 27 135 Baptiste 2010 151-87 . Tuy nhiên để chỉ ra một cách cụ thể những ảnh hưởng của Chola đến Champa qua các công trình nghệ thuật tôn giáo nhất là đặt mối quan hệ ấy trong bối cảnh giao thương hàng hải giữa Nam Ấn Đông Nam Á và Hoa Nam thì chưa có công trình nào tiêu biểu. Tiểu luận này nghiên cứu mối quan hệ đó dựa trên những cứ liệu được dẫn chứng từ các công trình của nghệ thuật Chàm sáng tạo từ thế kỷ 11-13 và các biến cố lịch sử xảy ra trong vương quốc Champa từ cuối thế kỷ thứ 10 về sau. Các Vương quốc Champa Chiêm Thành tọa lạc trên con đường hải thương kết nối Nam Ấn và Hoa Nam nhờ thế người Champa đã thiết lập những trung tâm trung chuyển hàng hóa bằng một hệ thống các cảng-thị tiểu quốc cảng-thị để xuất nhập khẩu các mặt hàng cao cấp dựa theo nhu cầu Hall 2018 19-30 . Vì thế vương quốc này đã đóng một vai trò trọng yếu trong mối quan hệ giữa đế chế Chola với Trung Hoa và các vương quốc khác ở Đông Nam Á đương thời. Những thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã chứng kiến hoạt động thương mại phát triển không ngừng giữa Ấn Độ và Đông Nam Á và sự ôn hòa của công cuộc truyền bá văn hóa Ấn Độ qua biển Bengal trong suốt thiên niên kỷ này là sự hiếm thấy trong lịch