Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên diễn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định. Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn bởi tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân nhận xét: "Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài". Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà còn ở phương diện nuôi dưỡng tinh thần. | Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình. Phân tích Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên? Đề bài: Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình. Phân tích Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên Bài làm Trên diễn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định. Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn bởi tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân nhận xét: "Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài". Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà còn ở phương diện nuôi dưỡng tinh thần. Nó giúp ta thanh lọc tâm hồn. Vì mỗi truyện của ông "như một bài thơ trữ tình chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm (.) trước những biến thái của cảnh vật và lòng người" (Ngữ văn 11 chương trình cơ bản, trang 94). Truyện ngắn Hai đứa trẻ là "một bài thơ trữ tình" như thế. Thạch Lam tuy là thành viên trong tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại theo một hướng riêng. Ông xây dựng trong tác phẩm một thế giới nhân vật khác. Ông lặng lẽ hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Thế giới nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp. Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Nhân vật của Thạch Lam thường tìm kiếm nơi ẩn náu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thể con người mới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại, để xót mình và thương người, đệ .