Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XIX, là niềm tự hào đặc biệt của nhân dân miền Nam tự bao đời nay. Thơ văn của ông là nỗi niềm của một tấm lòng yêu đất nước, con người sâu sắc trong cảnh mù loà. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm hoạ. Đau xót trước cảnh nhân dân gặp cảnh lao lung, nhà thơ đã viết nên những câu thơ thật xúc động. | Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay" Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay" Bài làm Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XIX, là niềm tự hào đặc biệt của nhân dân miền Nam tự bao đời nay. Thơ văn của ông là nỗi niềm của một tấm lòng yêu đất nước, con người sâu sắc trong cảnh mù loà. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm hoạ. Đau xót trước cảnh nhân dân gặp cảnh lao lung, nhà thơ đã viết nên những câu thơ thật xúc động: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay” Hai câu thơ đọc lên gợi cho người đọc cảm nhận được cái hoảng hốt đến đáng thương, đến tội nghiệp trong từng câu chữ. Nhịp sống bình yên của người dân đang diễn ra vậy mà đột nhiên âm thanh chết chóc của tiếng súng Tây làm đảo lộn tất cả. Mọi thứ rơi vào cảnh hỗn loạn, tang thương. Hai câu thơ trong phần thực đối nhau với phép đảo ngữ vận dụng sắc sảo. Vị ngữ “bỏ nhà” và “mất ổ” được đảo lên đầu nhằm nhấn mạnh cảnh loạn li tang tóc của nhân dân ta khi thực dân Pháp tràn tới. Không phải ngẫu nhỉên Nguyên Đình Chiểu lấy hai đối tượng “lũ trẻ” và “đàn chim” làm đối tượng trung tâm để miêu tả. Không có gì thảm thương bằng cảnh đứa trẻ bị lạc gia đình của chúng. Và cũng không có gì đáng thương bằng cảnh bầy chim thì bị vỡ tổ, háo loạn, ngơ ngác. Chọn hai đối tượng này, cái tan tác, cái tội nghiệp, cái xót xa nhờ thế mà tăng lên rất nhiều và giá trị tố .