Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong 3 năm gần đây, khi tôi bắt đầu bước chân lên một nấc thang mới trong sự nghiệp: quản lý một dự án với một nhóm nhỏ nhân viên, tôi nhận ra có những nguyên tắc mà sếp sẽ không nói với bạn, hay như đó là một sự thỏa thuận ngầm với nhau để sếp sàng lọc ra những nhân viên thực sự có tố chất phát triển tiếp. Nếu bạn đang là một nhân viên, hãy nhận ra những điểm này sớm hơn để có thể cải thiện chính bản thân bạn tốt hơn. | 5 nguyên tắc ngầm đánh giá nhân viên mà sếp không bao giờ nói với bạn 5 NGUYÊN TẮC NGẦM ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN MÀ SẾP KHÔNG BAO GIỜ NÓI VỚI BẠN Công sở cũng khốc liệt như chiến trường vậy. Chỉ có những cá nhân hiểu rõ các nguyên tắc công việc này mới có thể tiếp tục bước tiếp trên nấc thang sự nghiệp của họ. Trong 3 năm gần đây, khi tôi bắt đầu bước chân lên một nấc thang mới trong sự nghiệp: quản lý một dự án với một nhóm nhỏ nhân viên, tôi nhận ra có những nguyên tắc mà sếp sẽ không nói với bạn, hay như đó là một sự thỏa thuận ngầm với nhau để sếp sàng lọc ra những nhân viên thực sự có tố chất phát triển tiếp. Nếu bạn đang là một nhân viên, hãy nhận ra những điểm này sớm hơn để có thể cải thiện chính bản thân bạn tốt hơn. 1. Sợi chỉ niềm tin Luôn luôn sẽ có một sợi chỉ vô hình mang tên: "Niềm tin" giữa bạn và sếp. Niềm tin là cách sếp của bạn cảm nhận và tin tưởng bạn bất cứ một điều gì trong công việc. "Tháng vừa rồi bạn có đi muộn lần nào không?". Thực tế đi làm đúng giờ lại là nguyên tắc cơ bản đầu tiên để có được lòng tin của cấp trên (và cả sự tôn trọng của đồng nghiệp dành cho bạn). Nếu một công việc đơn giản như vậy mà bạn còn chưa nghiêm túc thực hiện được thì liệu sếp của bạn có tin tưởng để giao cho bạn những việc lớn hơn không? Sợi chỉ này còn rất mong manh qua những lần bạn cam kết công việc với sếp và không thể nộp lại đúng hạn, hay những thiếu sót bạn mắc phải trong quá trình làm việc. Nếu sợi chỉ này bị đứt, bạn phải mất rất nhiều thời gian sau đó để chứng minh nối lại niềm tin với cấp trên. Do đó, nguyên tắc đầu tiên là hãy đảm bảo bản thân bạn đang làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với công việc và công ty của bạn. 2. Đừng quăng khỉ sang vai sếp Khi đi làm, bạn sẽ bắt đầu gặp những thử thách lớn dần trong công việc. Đừng phàn nàn với sếp về việc bạn không biết giải quyết vấn đề này thế .