Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tiểu luận trình bày định nghĩa hệ sinh thái, thành phần hệ sinh thái, thực trạng biện pháp quản lý và bảo tồn hệ sinh thái. tài liệu để nắm chi tiết hơn về nội dung nghiên cứu. | Tiểu luận Hệ sinh thái suối: Chuyên đề sinh thái học hệ sinh thái ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI HỌC HỆ SINH THÁI TIỂU LUẬN: HỆ SINH THÁI SUỐI Học viên: Đỗ Văn Mười Lớp K22 – Sinh học Chuyên ngành: Sinh thái học HÀ NỘI – THÁNG 2/2015 I. ĐỊNH NGHĨA Hệ sinh thái (Ecosystem) là một hệ thống tác động tương hỗ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường vô sinh; là một hệ chức năng, được mô tả như một thực thể khách quan, xác định chính xác trong không gian và thời gian. Hệ sinh thái là một khái niệm rộng và linh hoạt, vì thế có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin giữa chúng với nhau, thậm chí trong các trường hợp chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Trong thành phần của hệ sinh thái, khí quyển, đất, nước, ánh sáng và các nguyên tố dinh dưỡng là những nguyên liệu sơ cấp (E), còn động vật, thực vật và vi sinh vật là những tác nhân vận chuyển và là những bộ máy trao đổi chất và năng lượng của hệ sinh thái. Chúng được đặc trưng bằng mối quan hệ có lợi và có hại, mối quan hệ sinh dưỡng giữa sinh vật tự dưỡng (P) và sinh vật dị dưỡng (C), sinh vật phân hủy (D). Như vậy, xét về cấu trúc, một hệ sinh thái sẽ gồm 4 thành phần : Môi trường vô sinh (E). Vật sản xuất (P). Vật tiêu thụ (C). Vật phân hủy (D). Tất cả các hệ sinh thái có những đặc điểm cơ bản xác định về cấu trúc và chức năng. Quan trọng nhất là tất cả các hệ sinh thái có các thành phần vô sinh (abiotic) và sinh vật (biotic) và giữa chúng có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Các hệ sinh thái có thể được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Các hệ sinh thái dưới nước gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái .