Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của luận án là Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam. Xác định các căn nguyên vi rút chính gây bệnh Tay Chân Miệng. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nặng và biến chứng của bệnh. | Nội dung Text Luận án tiến sĩ Y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tay Chân Miệng TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người dễ gây thành dịch. Bệnh do các vi rút đường ruột enterovirus gây ra. Biểu hiện lâm sàng nổi bật là tổn thương da niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng lòng bàn tay lòng bàn chân mông gối. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi lây chủ yếu theo đường tiêu hóa trực tiếp miệng - miệng hoặc phân - miệng. Nguồn lây chính từ nước bọt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Phần lớn các trường hợp TCM diễn biến tự khỏi tuy nhiên có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não viêm cơ tim phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời 1 . Trong các vi rút đường ruột gây bệnh TCM hai tác nhân được ghi nhận thường gặp là Coxsackie virus A16 CA16 và Enterovirus 71 EV71 . Bên cạnh đó các vi rút đường ruột khác như một số Coxsackie A B và các Echovirus. cũng có thể là căn nguyên gây bệnh. Từ những năm 90 của thế kỷ XX bệnh đã phổ biến ở một số nước trong khu vực và đang trở thành vấn đề y tế công cộng quan trọng tại Châu Á Thái Bình Dương. Tay Chân Miệng đã được ghi nhận ở Trung quốc Hồng Công Việt Nam Đài Loan với một tỷ lệ có biến chứng thần kinh và tim mạch khá cao. Năm 2008 tại Đài Loan xảy ra một vụ dịch với 347 trường hợp nặng có biến chứng và 14 trường hợp tử vong 2 . Năm 2009 Trung Quốc ghi nhận 1.155.525 ca mắc TCM trong đó 13.810 ca nặng và 353 ca tử vong 3 . Tại Việt Nam bệnh TCM được thông báo gặp quanh năm và phổ biến ở miền Nam. Vụ dịch TCM trong năm 2011 có 113 121 ca mắc và 170 ca tử vong 4 . Nhiều biến chứng cũng đã được thông báo như hôn mê co giật phù phổi cấp viêm cơ tim. Cho đến nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do 2 đó xu hướng chung của thế giới là phát triển vắc xin phòng bệnh và phát hiện sớm điều trị kịp thời để làm giảm tỷ lệ tử vong. Do mức độ ngày