Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu bệnh lý huyết học ác tính tuy không phải là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh ung thư nhưng diễn biến nặng nề, chi phí điều trị rất cao, khả năng lui bệnh thấp và hay tái phát nên làm cho bệnh nhân rất bi quan và thường không muốn hóa trị. Là bệnh viện duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long triển khai hóa trị các bệnh máu ác tính, chúng tôi bước đầu đánh giá tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính để làm cơ sở cho việc phát triển điều trị tiếp theo cho các bệnh nhân trong khu vực được tốt hơn. | Tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính tại bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ HUYẾT HỌC ÁC TÍNH TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU CẦN THƠ Phạm Văn Nghĩa*, Trần Ngọc Châu*, Lê Thị Như Ái*, Nguyễn Xuân Việt* TÓM TẮT Mục tiêu: Bệnh lý huyết học ác tính tuy không phải là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh ung thư nhưng diễn biến nặng nề, chi phí điều trị rất cao, khả năng lui bệnh thấp và hay tái phát nên làm cho bệnh nhân rất bi quan và thường không muốn hóa trị. Là bệnh viện duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long triển khai hóa trị các bệnh máu ác tính, chúng tôi bước đầu đánh giá tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính để làm cơ sở cho việc phát triển điều trị tiếp theo cho các bệnh nhân trong khu vực được tốt hơn. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu hồ sơ bệnh án dựa vào phiếu thu thập số liệu tất cả bệnh nhân huyết học ác tính điều trị tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ từ tháng 1/2014 đến 9/2017. Kết quả: Các bệnh ác tính gặp nhiều ở nam, tuổi lớn. Bạch cầu cấp là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh máu ác tính (56,3%). Phần lớn bệnh nhân không đồng ý điều trị hóa chất (52,0%) và những bệnh nhân điều trị hóa chất lựa chọn phác đồ giảm nhẹ (81,6%). Bệnh nhân điều trị hóa chất sử dụng nhiều chế phẩm máu hơn (15,5 so với 6 khối hồng cầu, 27,5 so với 8 khối tiểu cầu), sử dụng nhiều đợt kháng sinh hơn nhóm không điều trị hóa chất (3 đợt so với 1 đợt). Tuy nhiên, thời gian sống toàn bộ và thời gian sống không bệnh dài hơn rõ rệt so với nhóm không điều trị hóa chất (9,1/10,2/18,5 tháng so với 2,0/1,0/1,6 tháng tương ứng bạch cầu cấp tủy/bạch cầu cấp lympho/đa u tủy). Kết luận: Bệnh máu ác tính vẫn còn là nỗi sợ và gánh nặng điều trị cho các bệnh nhân. Mặc dù hóa trị có cải thiện thời gian sống còn nhưng nhìn chung tỷ lệ điều trị thành công chưa cao, chi phí điều trị lớn là những trở