Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này trả lời được các câu hỏi sau: (i) Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST là gì? (ii) Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? (iii) Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? | Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 21 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Nguyễn Quang Tuấn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Bùi Thị Hồng Việt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thị Lan Hương1 Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Tóm tắt: Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội một cách nhanh chóng và bền vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều này đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp đứng trước lựa chọn ĐMST, nghiên cứu phát triển hay là phá sản. Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách là những động lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST để phát triển. Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức ra quyết định. Bài viết này trả lời được các câu hỏi sau: (i) Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST là gì? (ii) Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? (iii) Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; Chính sách; Đánh giá chính sách; Doanh nghiệp. Mã số: 19060701 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo là việc các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm, quy trình, phương pháp hoặc hệ thống mới nhằm tạo ra các thị trường mới hoặc các hình thức tổ chức công nghiệp mới, trong đó nhấn mạnh quá trình ĐMST và kết quả đầu ra của ĐMST (sản phẩm, quy trình) (Schumpeter, 1934). Zahra và Covin (1994) đã coi ĐMST là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ĐMST có nhiều loại hình khác nhau. Theo OECD (2005), loại hình ĐMST được phân chia thành đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới marketing và đổi mới tổ chức. Đây là cách phân 1 .