Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu diễn biến mưa lớn trên lưu vực sông Đà - Thao trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu và dự tính về diễn biến mưa lớn trên lưu vực sông Đà - Thao trong giai đoạn 2021-2100, dựa trên cơ sở tính toán mô phỏng lượng mưa với kịch bản nồng độ khí nhà kính RCP4.5 bằng mô hình chi tiết hóa động lực WEHY-HCM. | Nghiên cứu diễn biến mưa lớn trên lưu vực sông Đà - Thao trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu Khoa học Tự nhiên Nghiên cứu diễn biến mưa lớn trên lưu vực sông Đà - Thao trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu Hồ Việt Cường1*, Trịnh Quang Toàn2, Đỗ Hoài Nam1, Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn1 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR) 1 2 Đại học Tổng hợp California, Hoa Kỳ Ngày nhận bài 10/9/2019; ngày chuyển phản biện 13/9/2019; ngày nhận phản biện 15/10/2019; ngày chấp nhận đăng 1/11/2019 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và dự tính về diễn biến mưa lớn trên lưu vực sông Đà - Thao trong giai đoạn 2021-2100, dựa trên cơ sở tính toán mô phỏng lượng mưa với kịch bản nồng độ khí nhà kính RCP4.5 bằng mô hình chi tiết hóa động lực WEHY-HCM. Kết quả cho thấy, các đặc trưng mưa lớn thời đoạn ngắn được dự tính gia tăng đáng kể ở cả phần lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc. Xu thế biến động mưa lớn chưa thể hiện rõ ràng quy luật tương ứng với các giai đoạn khí hậu trong tương lai, nhưng nhìn chung, càng về cuối thế kỷ này thì mức độ biến động càng lớn. Cường độ và tần suất các trận mưa có thời đoạn (1-3 ngày) dự tính tăng lên đáng kể ở khu vực Sơn La và Lào Cai, trong khi đó ở khu vực Lai Châu và Yên Bái, cực đoan lượng mưa có xu thế giảm so với giai đoạn cơ sở 1991-2010. Các kết quả của nghiên cứu này được cho là tài liệu tham khảo tốt ở cấp độ lưu vực sông, hỗ trợ quá trình ra quyết định về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho hạ du. Từ khóa: BĐKH, lưu vực sông Đà - Thao, mô hình WEHY-HCM, mưa lớn. Chỉ số phân loại: 1.7 Đặt vấn đề GCMs thường có độ phân giải thấp, với khoảng cách ô lưới tính toán thường từ 1,25 độ đến 2,5 độ. Kết quả mô phỏng Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy các hiện bởi các mô hình GCMs thường không đủ chi tiết để có thể tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là mưa lớn trong thời đoạn mô tả các yếu tố khí hậu ở phạm vi vùng .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.