Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, cái tên Hồ Anh Thái đã không còn xa lạ với độc giả. Bài báo này không điểm lại toàn bộ quá trình sáng tác của anh, mà chỉ chỉ ra cái cách thức anh dùng để miêu tả và hóa giải cái Ác trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế”. | Cái ác và sự hóa giải trong cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 37 CÁI ÁC VÀ SỰ HÓA GIẢI TRONG CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ CỦA HỒ ANH THÁI Đỗ Tiến Minh Trường THPT Trần Phú (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc) Tóm tắt: Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, cái tên Hồ Anh Thái đã không còn xa lạ với độc giả. Bài báo này không điểm lại toàn bộ quá trình sáng tác của anh, mà chỉ chỉ ra cái cách thức anh dùng để miêu tả và hóa giải cái Ác trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” Từ khóa: Cái Ác, sự hóa giải, Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái Nhận bài ngày 10.12.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.1.2018 Liên hệ tác giả: Đỗ Tiến Minh; Email: dotienminh.tranphu@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn mười năm trở về trước, Hồ Anh Thái đã được nhắc đến như một trong những hiện tượng nổi bật của văn học nước nhà khi nó đang dần vượt thoát khỏi những ám ảnh của kí ức, chiến tranh để vươn tới những điểm cực sáng tạo mới. Sự linh hoạt, táo bạo trong bút pháp và giọng điệu, sự sắc sảo trong nắm bắt và chuyển tải các vấn đề nhân sinh kết hợp với sự am hiểu sâu rộng văn hóa, tôn giáo, triết học Đông - Tây đã tạo cho các tác phẩm của Hồ Anh Thái độ sâu sắc và mới mẻ đặc biệt. Từ Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra đến Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái luôn gây nên sự bất ngờ. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong nhiều cuộc hội thảo, trao đổi, bàn luận về văn chương, thậm chí sau mỗi lần “trình diện” tác phẩm mới, cái tên Hồ Anh Thái lại gây xôn xao dư luận, trở thành tâm điểm chú ý của đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu phê bình. Lê Minh Khuê “nói” Hồ Anh Thái là “người còn đi dài với văn chương”, Nguyễn Thị Minh Thái thấy ở văn chương Hồ Anh Thái “giọng điệu đa thanh”, Ma Văn Kháng cho rằng Hồ Anh Thái đã bổ khuyết cho cái mà “văn chương ta thiếu quá”, ấy là “chất trào phúng, giễu nhại, cay chua mà tâm