Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung của bài viết trình bày mở thủ tục phá sản trong tư pháp quốc tế; mở thủ tục phá sản theo cơ chế thẩm quyền trực tiếp; thẩm quyền gián tiếp: việc công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án nước ngoài mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp; trình tự tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp trong tư pháp quốc tế; luật áp dụng đối với thủ tục phá sản; phối hợp các thủ tục phá sản được mở tại nhiều nước khác nhau. | Phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài 98 Chiều ngày 26- 05- 2005 PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI JEAN-PIERRE REMERY Tiến sĩ Luật Chánh Tòa Phúc thẩm Orléan, Pháp Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu các thuật ngữ sau: « Phá sản doanh nghiệp» là thuật ngữ vừa chỉ tình trạng một con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn vừa chỉ thủ tục xử lý phá sản nhằm giải quyết tình trạng khó khăn đó trên cơ sở một quyết định của cơ quan hành chính hoặc của tòa án. Hiện nay, nghĩa thứ hai của thuật ngữ này không còn được sử dụng trong pháp luật hiện đại đặc biệt là trong pháp luật Pháp. Thay vì sử dụng thuật ngữ "phá sản", người ta thường sử dụng các thuật ngữ khác như « thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán», « phục hồi hoặc thanh lý doanh nghiệp » hoặc « thủ tục giải quyết nợ tập thể ». Hiện nay thuật ngữ này còn mang một ý nghĩa mới, nó chỉ một biện pháp áp dụng đối với cá nhân chủ doanh nghiệp, theo đó chủ doanh nghiệp sẽ không được phép tham gia hoạt động thương mại hoặc tham gia lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy nhiên, tư pháp quốc tế vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ "phá sản" bởi vì thuật ngữ này đơn giản và dễ được thừa nhận ở nước ngoài. Theo nghĩa hẹp, phá sản « có yếu tố nước ngoài » là trường hợp con nợ bị lâm vào tình trạng phá sản có tài sản ở nhiều nước. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ « phá sản có yếu tố nước ngoài » được sử dụng đối với những trường hợp phá sản mà có bất kỳ yếu tố nước ngoài nào như: doanh nghiệp có hoạt động ở ngoài lãnh thổ quốc gia dù cho hoạt động đó không có sự hỗ trợ của tài sản hoặc trường hợp chủ nợ của doanh nghiệp ở nước ngoài. Tư pháp quốc tế về phá sản rất phức tạp. Những thay đổi của ngành luật này trong thời gian vừa qua không làm cho nó đơn giản hơn. Trước hết, phức tạp bởi vì nguồn của tư pháp quốc tế về phá sản rất phức tạp. Ví dụ: trong pháp luật Pháp, nguồn của ngành luật này rất nhiều, cụ thể: Án lệ : Cho đến thời gian gần .