Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm giúp bạn có cơ hội ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học, tailieuXANH.com giới thiệu đến bạn Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 9 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp. Hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt! | Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 9 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI, MÔN GDCD 9 Năm học: 20182019 * PHẦN I: Câu hỏi tự luận. 1. Thế nào là chí công vô tư? Chí công vô tư đem lại lợi ích gì đối với đời sống cộng đồng? Biểu hiện của chí công vô tư? Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người sống Chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. 2. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì? Học sinh cần phải có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc. 3. Tự chủ là gì?Tự chủ đem lại lợi ích gì cho mọi người? Biểu hiện của tự chủ? Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình. Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ. 4. Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta phải tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa. 5. Em hiểu thế nào là dân chủ; kỉ luật? Vì sao phải kết hợp giữa dân chủ và kỉ luật? .