Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nuôi trồng vi tảo là khâu không thể thiếu trong các trại giống nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra nguồn thức ăn chủ động. Một trong những vấn đề trong sản xuất sinh khối vi tảo quy mô lớn là phải có kỹ thuật thu hoạch sinh khối thích hợp với chi phí thấp. Với mục đích tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất để thu hồi sinh khối tảo Skeletonema costatum khi nuôi ở quy mô lớn, trong nghiên cứu này chúng tôi bước đầu đã xác định ảnh hưởng của một số chất tạo bông đến hiệu suất kết bông của chủng tảo này. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tảo Skeletonema costatum nghiên cứu đạt hiệu quả thu hồi là 74,15 ± 3,85% ở pH 10,5 sau 1 giờ. Hiệu suất tối ưu thu hồi sinh khối lần lượt là 94,66 ± 3,26% và 91,01 ± 4,65% đạt được ở nồng độ FeCl3 200 mg/L và FeSO4 100 mg/L sau 15 phút. Trong thử nghiệm với AlCl3 và Al2(SO4)3, hiệu suất thu hồi là 95,23 ± 2,87% ở nồng độ AlCl3 50 mg/L và 91,34 ± 3,8% ở nồng độ Al2(SO4)3100 mg/L sau 30 phút. Trong nghiên cứu này, Al2(SO4)3 và AlCl3 cho hiệu suất kết bông cao hơn đối với tảo Skeletonema costatum và thời gian tế bào bị tổn thương chậm hơn so với FeCl3, FeSO4 hay sự thay đổi pH. | Ảnh hưởng của một số chất tạo bông đến hiệu suất kết bông của tảo Silic Skeletonema costatum Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa họ c Tự nhiên; ISSN 1859–1388 Tập 127, Số 1C, 2018, Tr. 221–229; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v127i1C.4912 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT TẠO BÔNG ĐẾN HIỆU SUẤT KẾT BÔNG CỦA TẢO SILIC Skeletonema costatum Lê Thị Tuyết Nhân, Đào Thị Mến, Mạc Hồ Mai Trâm, Nguyễn Thị Thu Liên * Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, Tỉnh lộ 10, Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nuôi trồng vi tảo là khâu không thể thiếu trong các trại giống nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra nguồn thức ăn chủ động. Một trong những vấn đề trong sản xuất sinh khối vi tảo quy mô lớn là phải có kỹ thuật thu hoạch sinh khối thích hợp với chi phí thấp. Với mục đích tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất để thu hồi sinh khối tảo Skeletonema costatum khi nuôi ở quy mô lớn, trong nghiên cứu này chúng tôi bước đầu đã xác định ảnh hưởng của một số chất tạo bông đến hiệu suất kết bông của chủng tảo này. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tảo Skeletonema costatum nghiên cứu đạt hiệu quả thu hồi là 74,15 ± 3,85% ở pH 10,5 sau 1 giờ. Hiệu suất tối ưu thu hồi sinh khối lần lượt là 94,66 ± 3,26% và 91,01 ± 4,65% đạt được ở nồng độ FeCl3 200 mg/L và FeSO4 100 mg/L sau 15 phút. Trong thử nghiệm với AlCl3 và Al2(SO4)3, hiệu suất thu hồi là 95,23 ± 2,87% ở nồng độ AlCl3 50 mg/L và 91,34 ± 3,8% ở nồng độ Al2(SO4)3100 mg/L sau 30 phút. Trong nghiên cứu này, Al2(SO4)3 và AlCl3 cho hiệu suất kết bông cao hơn đối với tảo Skeletonema costatum và thời gian tế bào bị tổn thương chậm hơn so với FeCl3, FeSO4 hay sự thay đổi pH. Từ khóa:Skeletonema costatum, chất kết bông,hiệu suất, thu hồi sinh khối 1 Đặt vấn đề Nuôi trồng vi tảo là khâu không thể thiếu trong các trại giống nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra nguồn thức ăn chủ động cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các giai đoạn ấu