Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tình hình sử dụng các loại phế thải từ sản xuất nông nghiệp tại Sơn La bao gồm lõi ngô, vỏ cà phê, rơm rạ và thực nghiệm xử lý các loại phế thải nói trên làm phân ủ hữu cơ. | Sản xuất phân ủ hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại Sơn La KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN Ủ HỮU CƠ TỪ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP SẴN CÓ TẠI SƠN LA Đặng Văn Công1 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tình hình sử dụng các loại phế thải từ sản xuất nông nghiệp tại Sơn La bao gồm lõi ngô, vỏ cà phê, rơm rạ và thực nghiệm xử lý các loại phế thải nói trên làm phân ủ hữu cơ. Kết quả khảo sát cho thấy mỗi năm tại Sơn La có khoảng 136,88 nghìn tấn phế thải rơm rạ (trong đó: 55,56% làm thức ăn cho trâu bò, 33,33% không sử dụng và 11,11% ủ làm phân bón); 130,92 nghìn tấn phế thải lõi ngô (trong đó: 86,67% làm chất đốt lò sấy, 10% làm chất đốt thay cho củi, gas và 3,33% làm nguyên liệu trồng nấm) và 72,5 nghìn tấn phế thải vỏ cà phê (trong đó: 33,33% ủ làm phân bón cho cây trồng, 26,67% bón trực tiếp cho cây trồng và 40% để phân hủy tự nhiên). Kết quả thí nghiệm cho thấy sản phẩm phân ủ từ nguyên liệu vỏ cà phê có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nguyên liệu lõi ngô và rơm rạ: tỷ lệ N tổng số là 0,98%, tỷ lệ N hữu hiệu là 0,72%; tỷ lệ K2O tổng số là 1,58%, tỷ lệ K2O hữu hiệu là 1,53% và tỷ lệ P2O5 tổng số là 4,11%, tỷ lệ P2O5 hữu hiệu là 3,25%, hàm lượng hữu cơ tổng số là 47,36%, tỷ lệ C/N là 20,55. Từ khóa: Lõi ngô, phế thải nông nghiệp, vỏ cà phê, rơm rạ. 1. Đặt vấn đề thải nông nghiệp khác nhau, làm cơ sở đề xuất kỹ thuật Tính đến năm 2015, tỉnh Sơn La có diện tích trồng sử dụng phân ủ cho các loại cây trồng. cà phê gần 11.000 ha, hàng năm thải ra hơn 72.000 tấn 2.2. Nội dung nghiên cứu vỏ cà phê chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng - Khảo sát thực trạng và tiềm năng các loại phụ đối với môi trường sống của người dân. Bên cạnh cà phẩm nông nghiệp: lõi ngô, vỏ cà phê, rơm rạ tại Sơn phê, cây ngô cũng được xem là cây trồng chính mang La; lại thu nhập cho người dân tại Sơn La, với diện tích - Thí nghiệm ủ phân hữu cơ từ lõi ngô, vỏ cà phê và trồng ngô lớn .