Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (1909-2019)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết giới thiệu những thành tựu nổi bật của các nhà khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh từ khi phát hiện đến nay. Những nhận thức mới về đặc trưng, tính chất, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân và mối quan hệ văn hóa cũng được luận bình thêm trong nghiên cứu; Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cũng được đề cập. | Phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (1909-2019) TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 75–97 PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA SA HUỲNH (1909 - 2019) Lâm Thị Mỹ Dunga* a Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: bebimkch@gmail.com Lịch sử bài báo Nhận ngày 14 tháng 04 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 07 năm 2019 | Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 08 năm 2019 Tóm tắt Năm 1909, một thông báo ngắn do Vinet (1909) công bố về “Phát hiện một kho chum gốm có khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu trong một cồn cát vùng ven biển Sa Huỳnh”. Đây là công bố đầu tiên, mở đầu cho hàng loạt nghiên cứu và khai quật khảo cổ học vào những năm sau đó trên địa bàn huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Đến năm 1923, Labarre tới Sa Huỳnh khai quật, kết quả này đã được Parmentier (1923) công bố trong tác phẩm “Kho mộ chum Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, xứ An Nam” trong Tập san của Trường Viễn đông Bác cổ (tập 24), xuất bản tại Hà Nội, hiện vật trong đợt khai quật được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho đến tận ngày nay. Sau đợt khai quật này, nhiều nghiên cứu khác được công bố, đáng chú ý là thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh đã được Colani (1936) đề xuất. Sau năm 1975, bên cạnh một số di tích Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện và nghiên cứu nhiều di tích tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh và kiểu/giống Sa Huỳnh ở nhiều địa phương khác nhau thuộc miền Trung, Tây Nguyên, và Nam Bộ Việt Nam. Bài viết giới thiệu những thành tựu nổi bật của các nhà khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh từ khi phát hiện đến nay. Những nhận thức mới về đặc trưng, tính chất, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân và mối quan hệ văn hóa cũng được luận bình thêm trong nghiên cứu; Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cũng được đề cập. Từ khóa: Sa Huỳnh cổ điển; Thời đại đồ sắt; Văn hóa Sa Huỳnh; Văn hóa Tiền Sa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.