Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu: Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng anh mà tôi đưa ra trước hết nhằm khơi được hứng thú học tiếng anh cho học sinh THCS, giảm được sự ức chế tối đa trong một giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp cho học có điều kiện sử dụng tiếng anh một cách tự nhiên, hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp thực tế và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức, khắc sâu lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình. | SKKN: Một số kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ học Tiếng Anh khối 6,7,8 ở trường THCS Lê Quý Đôn PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY TIẾNG ANH KHỐI 6,7,8 Ở TRƯỜNGTHCS LÊ QUÝ ĐÔN Họ và tên: ĐỖ THỊ DỊU Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Trình độ: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIẾNG ANH Krông Ana, tháng 03 năm 2019 MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, nó được xem là cầu nối con người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế nữa nhờ có Tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một môn học khá khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng khó khăn. Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để có được một giờ dạy hiệu quả và sinh động, gây được hứng thú với học sinh, khiến các em phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức cùng một lượng từ vựng khô khan. Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu người thầy áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thì chỉ có ít học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để khắc phục tình trạng trên, mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và rút kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý luận dạy học. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng .