Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chất lượng nước hồ Xuân Hương trên cơ sở một số yếu tố vật lí, hóa học và sinh học được khảo sát vào tháng 4 (đại diện mùa khô) và tháng 7 (đại diện mùa mưa) năm 2013. Bên cạnh đó, độc tính sinh thái của loài vi khuẩn lam Cylindrospermopsis raciborskii phân lập từ hồ Xuân Hương cũng được đánh giá trên cơ sở phơi nhiễm với loài vi giáp xác Daphnia magna. Kết quả khảo sát, nghiên cứu đã cho thấy nước hồ đang bị phú dưỡng hóa và suy giảm nghiêm trọng. Sự ưu thế và bùng phát vi khuẩn lam là dấu hiệu không tốt cho các thủy sinh vật trong hồ. Loài vi khuẩn lam C. raciborskii có ảnh hưởng rất xấu lên vi giáp xác thông qua biểu hiện suy giảm sức sống của thế hệ mẹ và kìm hãm sự phát triển quần thể sinh vật con. Quan trắc chất lượng nước hồ, đặc biệt vi khuẩn lam và độc tố của của chúng, nên được tiến hành vì lí do chất lượng môi trường, cân bằng hệ sinh thái thủy vực và sức khỏe cộng đồng. | Suy giảm chất lượng nước và độc tính sinh thái vi khuẩn lam từ Hồ Xuân Hương, Đà Lạt Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52 (1) (2014) 91-99 SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỘC TÍNH SINH THÁI VI KHUẨN LAM TỪ HỒ XUÂN HƯƠNG, ĐÀ LẠT Đào Thanh Sơn1, *, Bùi Bá Trung2, Võ Thị Mỹ Chi2, Bùi Thị Như Phượng2, Đỗ Hồng Lan Chi3, Nguyễn Thanh Sơn2, Bùi Lê Thanh Khiết2 1 Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP HCM 2 Viện Môi trường và Tài nguyên, 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP HCM 3 Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM * Email: dao_son2000@yahoo.com Đến Tòa soạn: 30/10/2013, Chấp nhận đăng: 15/1/2014 TÓM TẮT Chất lượng nước hồ Xuân Hương trên cơ sở một số yếu tố vật lí, hóa học và sinh học được khảo sát vào tháng 4 (đại diện mùa khô) và tháng 7 (đại diện mùa mưa) năm 2013. Bên cạnh đó, độc tính sinh thái của loài vi khuẩn lam Cylindrospermopsis raciborskii phân lập từ hồ Xuân Hương cũng được đánh giá trên cơ sở phơi nhiễm với loài vi giáp xác Daphnia magna. Kết quả khảo sát, nghiên cứu đã cho thấy nước hồ đang bị phú dưỡng hóa và suy giảm nghiêm trọng. Sự ưu thế và bùng phát vi khuẩn lam là dấu hiệu không tốt cho các thủy sinh vật trong hồ. Loài vi khuẩn lam C. raciborskii có ảnh hưởng rất xấu lên vi giáp xác thông qua biểu hiện suy giảm sức sống của thế hệ mẹ và kìm hãm sự phát triển quần thể sinh vật con. Quan trắc chất lượng nước hồ, đặc biệt vi khuẩn lam và độc tố của của chúng, nên được tiến hành vì lí do chất lượng môi trường, cân bằng hệ sinh thái thủy vực và sức khỏe cộng đồng. Từ khóa: phú dưỡng hóa, vi khuẩn lam, độc tính sinh thái, Cylindrospermopsis raciborskii, Daphnia magna. 1. GIỚI THIỆU Chất lượng môi trường nước là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà quản lí, thực thi chính sách và người dân trên cả nước. Trong khi những nguồn nước dùng cấp cho sinh hoạt và hoạt động công nghiệp thường có diện tích lớn và được