Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu tấn công lỗ đen (Blackhole Attack) đối với mạng MANET thông qua việc đánh giá các thông số như tỉ lệ mất gói tin trong mạng. Bài báo cũng đề xuất một giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen trên giao thức AODV và trình bày những kết quả thực nghiệm để kiểm chứng. | Giải pháp chống tấn công blackhole trong mạng MANET JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0059 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 7A, pp. 121-130 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIẢI PHÁP CHỐNG TẤN CÔNG BLACKHOLE TRONG MẠNG MANET 1 Nguyễn Phúc Hải, 2 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và 2 Nguyễn Thế Lộc 1 Phân viện khu vực Tây Nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia 2 Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. MANET (Mobile Ad-hoc Network) là mạng kết nối các máy trạm di chuyển một cách ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng cố định nên chi phí hoạt động thấp, triển khai nhanh và có tính di động cao. Vấn đề đặt ra cho mạng MANET là lỗ hổng trong giao thức định tuyến khiến cho mạng trở thành mục tiêu của một số dạng tấn công đặc thù. Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu tấn công lỗ đen (Blackhole Attack) đối với mạng MANET thông qua việc đánh giá các thông số như tỉ lệ mất gói tin trong mạng. Bài báo cũng đề xuất một giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen trên giao thức AODV và trình bày những kết quả thực nghiệm để kiểm chứng. Từ khóa: Mạng adhoc, giao thức AODV, tấn công lỗ đen, mạng MANET, phòng chống tấn công lỗ đen. 1. Mở đầu Mạng không dây di động (MANET) là mạng mà trong đó bao gồm các máy trạm tự trị, tự quản lý mà không có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào. Mỗi trạm (sau đây gọi là nút) đồng thời đóng vai trò của một router có khả năng tìm kiếm, duy trì và định tuyến các gói dữ liệu cho các nút nằm trong vùng phủ sóng của nó. Tất cả các nút đều ngang hàng và không có nút nào đóng vai trò máy chủ trung tâm. Các nút có thể gia nhập hay rời bỏ mạng bất kể khi nào do đó tạo ra sự thay đổi topology một cách liên tục. MANET phù hợp cho việc sử dụng trong tình huống mà mạng có dây hoặc mạng không dây dựa trên cơ sở hạ tầng không thể truy cập, quá tải, hư hỏng hoặc bị phá hủy như trong các trường hợp khẩn cấp hoặc các nhiệm vụ cứu hộ, cứu trợ .