Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của nghiên cứu: Nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản về NHPT và vai trò của NHPT đối với nền kinh tế, hoạt động của NHPT. Nghiên cứu các lý thuyết về hiệu quả hoạt động của trung gian tài chính, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính của NHPT. Thêm nữa là đưa ra kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả của các NHPT trên thế giới để vận dụng phù hợp vào Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | Tóm tắt Luận án Thạc sỹ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Việt Nam Development Bank) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2006, tiền thân là Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam. Việc chuyển từ Quỹ sang Ngân hàng xuất phát từ nhiều lý do cả về yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế cũng như thực trạng hoạt động của Quỹ. Sau năm năm hoạt động theo hình thức một ngân hàng, VDB đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn huy động được ở trong và ngoài nước để tài trợ cho các DAPT và các đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế. Vốn của ngân hàng góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xóa đói giảm nghèo. Năm năm mặc dù là khoảng thời gian chưa nhiều nếu so sánh với vòng đời của các dự án VDB tài trợ với thời gian hoàn vốn trung bình từ 10 đến 20 năm, nhưng có thể nói đây là giai đoạn ngân hàng hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ để phù hợp với vai trò là công cụ của Chính phủ trong tài trợ phát triển. Do vậy, việc đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế của VDB trong hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Điều này càng quan trọng hơn khi mà đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, khi đó các ưu đãi về vốn từ các Chính phủ và nhà tài trợ nước ngoài sẽ suy giảm mà thay vào đó là các nguồn tài trợ theo điều kiện thị trường. Trong khi sự tài trợ từ các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN ngày càng hạn hẹp thì đòi hỏi VDB phải tự chủ được trong cả hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng. Với kết quả về vốn giải ngân hàng năm ở mức 4,2% so với tổng nhu cầu vốn của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của VDB) ở mức 15% tổng dư nợ (nếu tính theo chuẩn quốc tế thì mức này cao hơn gấp 3 lần), chênh lệch giữa .