Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thí nghiệm được tiến hành trên giống quýt ngọt không hạt (Citrus Unshiu Marc) trong năm 2017 và 2018 tại Thái Nguyên và Bắc Kạn nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống tại vùng nghiên cứu. Thí nghiệm gồm 2 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. | Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống quýt ngọt không hạt (Citrus unshiu marc) tại Bắc Kạn và Thái Nguyên ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 202(09): 59 - 65 e-ISSN: 2615-9562 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG QUÝT NGỌT KHÔNG HẠT (Citrus Unshiu Marc) TẠI BẮC KẠN VÀ THÁI NGUYÊN Nguyễn Minh Tuấn*, Luân Thị Đẹp, Hà Minh Tuân, Hứa Thị Toàn, Nguyễn Khánh Phượng Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên giống quýt ngọt không hạt (Citrus Unshiu Marc) trong năm 2017 và 2018 tại Thái Nguyên và Bắc Kạn nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống tại vùng nghiên cứu. Thí nghiệm gồm 2 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống quýt ngọt không hạt có đặc điểm hình thái, thời gian sinh trưởng lộc không khác biệt nhiều so với giống quýt địa phương của Bắc Kạn và Thái Nguyên. Giống quýt ngọt không hạt có thời gian thu hoạch quả vào tháng 9, sớm hơn so với giống địa phương 2 tháng và có đặc điểm quả ổn định với đặc tính quý của giống là không có hạt, độ ngọt cao hơn so với giống quýt địa phương vùng nghiên cứu. Từ khóa: Quýt Bắc Kạn; Quýt ngọt không hạt; quýt Thái Nguyên Ngày nhận bài: 28/11/2018; Ngày hoàn thiện: 17/6/2019; Ngày đăng: 20/6/2019 STUDY THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF MANDARIN CITRUS SEEDLESS (Citrus unshiu Marc) AT BAC KAN AND THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Minh Tuan*, Luan Thi Dep, Ha Minh Tuan, Hua Thi Toan, Nguyen Khanh Phuong University of Agriculture and Forestry - TNU ABSTRACT The experiment was conducted in 2017 and 2018 at Thai Nguyen and Bac Kan province to evaluate the growth and development of mandarin sweet seedless. The experiment consisted of 2 treatments and was designed in Random Complete Block Design (RCBD) with five replications The results indicated that there were no significant difference in agronomy character, shood