Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết khảo cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế qua các nội dung chính: Nguồn gốc; Việc hành lễ và Những nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở TTH. So với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu ở TTH có những nét đặc thù sau: Tiếp nối truyền thống thờ Mẫu của người Việt từ phía Bắc truyền vào (qua việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh), tiếp thu và dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân bản địa (qua việc thờ nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm). | Tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ CHƯ VỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ* Trần Đại Vinh** Có một tín ngưỡng dân gian mà cả nam lẫn nữ đều có nghĩa vụ tham dự bình đẳng nếu không nói là số lượng phụ nữ còn đông đảo hơn nam giới. Đó là tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị hay còn gọi theo phương thức hành lễ là tín ngưỡng đồng bóng, vừa kế thừa truyền thống, vừa có phần đặc thù của Huế. 1. Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị Trước hết là ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy từ Trung Quốc truyền sang, du nhập vào Việt Nam, phát triển trong thời kỳ Bắc thuộc và thịnh đạt trong thời kỳ phong kiến độc lập. Từ thần điện của Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị Việt Nam chỉ tiếp thu thần vị: Quan Thánh đế quân và Tam giới Thánh mẫu. Nhưng ảnh hưởng chính là từ phương thuật cầu cúng, hành lễ của đạo sĩ, pháp sư như lên đồng, dùng bùa chú yểm tà ma, trị bệnh bằng phương thuật phù thủy. Yếu tố nguồn gốc thứ hai là quá trình tiếp thu tín ngưỡng thần Mẹ Xứ Sở Po Yan Inư Nagar của cư dân Chàm, diễn ra từ thuở đầu của dân Việt vào định cư ở châu Hóa, cho đến các đời vua Nguyễn việc chuyển hóa thần nữ Chăm thành thần nữ Việt càng cao. Thuở ban đầu, cư dân Việt chỉ kế tục việc thờ cúng nữ thần một cách đơn giản. Hằng năm, đầu xuân dâng cúng, mở hội đua trải để cầu mưa, tại đoạn sông Ô Lâu thuộc địa phận làng Trạch Phổ (xã Phong Bình) trước đền. Nhưng trong sinh hoạt cúng tế, cũng đã hình thành nghi thức chầu văn.(1) Dần dần các chúa Nguyễn đã phong tặng sắc thần, chính thức hóa việc phụng thờ nữ thần. Đến đời Gia Long, việc ban sắc cho các làng thờ cúng diễn ra phổ biến. Sự tích nữ thần bắt đầu được nho sĩ đương thời biết rõ qua bài văn “Cổ tháp linh tích” của một vị quan viết năm 1801. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua lại cho trùng tu ngôi đền tại làng Hải Cát (xã Hương Thọ), có chính điện thờ Tiên chúa, có miếu thờ Thủy thần. * Trích kết quả