Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần bổ sung thêm về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái, nhân giống và thành phần hóa học tinh dầu của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát triển hai loài này tại khu vực nghiên cứu. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayata) Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC 2 NGHỆ AN 2019 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An thuộc tỉnh Nghệ An là khu DTSQ lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1.299.795 ha, bao gồm 9 huyện, là hành lang xanh kết nối 3 vùng lõi: Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt. Đây là khu vực có các sinh cảnh sống rất đa dạng, có giá trị lớn về đa dạng sinh học. Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et H. H. Thomas) và Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) là hai trong số 12 loài Thông (Pinophyta) có mặt ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Pơ mu và Sa mu dầu rất có giá trị đối với đời sống con người. Ngoài ra, chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Đây là 2 loài có trong danh lục IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và được xếp vào nhóm IIA Nghị Định 32/ NĐ CP của Chính phủ. Cho đến nay, đã có một vài nghiên cứu công bố về phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái và tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở một số điểm thuộc Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ tất cả các nội dung trên, đặc biệt là nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn hai loài Thông này tại khu DTSQ. .