Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ các mô hình Petri net người thiết kế có thể dễ dàng viết các hàm logic phức tạp trong các chương trình HDL. Bài báo này đề xuất sử dụng mạng Petri thời gian ngẫu nhiên (SPN) và thời gian ngẫu nhiên chung (GSPN) để mô hình hóa và viết các chương trình VHDL để thiết kế các mạch số. | Mô hình Petri Net thời gian của các mạch số Nghiên cứu khoa học công nghệ MÔ HÌNH PETRI NET THỜI GIAN CỦA CÁC MẠCH SỐ Dư Đình Viên*, Hồ Khánh Lâm Tóm tắt: FPGA trở thành một trong phương tiện chính thực hiện các mạch số trên chục năm nay. Các hệ thống số lớn thường được thiết kế nhờ sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng như VHDL hay Verilog. Loại ngôn ngữ này cho phép các mạch được tổng hợp và mô phỏng đây đủ trước khi xẩy ra bất cứ sự thực hiện vật lý nào. Bên cạnh HDL các mạng Petri cũng được sử dụng để thiết kế các hệ thống số và các mạch. Các mạng Petri đã chứng minh được sự rất hiệu quả trong hỗ trợ các thuật toán để giải quyết các vấn đề trong tổng hợp các mạch số phức tạp hoặc điều khiển vì chúng có thể được mô hình hóa bằng các loại Petri Net. Từ các mô hình Petri net người thiết kế có thể dễ dàng viết các hàm logic phức tạp trong các chương trình HDL. Bài báo này đề xuất sử dụng mạng Petri thời gian ngẫu nhiên (SPN) và thời gian ngẫu nhiên chung (GSPN) để mô hình hóa và viết các chương trình VHDL để thiết kế các mạch số. Từ khóa: Các hệ thống và các mạch số, VHDL, FPGA, SPN, GSPN. 1. GIỚI THIỆU PETRI NET Lý thuyết Petri Nets được đề xuất bởi nhà khoa học máy tính người Đức Carl Adam (1926-2010) trong luận văn tiến sĩ năm 1962 [1]. Đến nay, Petri Nets phát triển như là một công cụ đồ thị và toán học để mô hình hóa, phân tích, và thiết kế các hệ thống với nhiều đặc tính khác nhau trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: điện tử-viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa, v.v Petri Net (PN) là một đồ thị song hướng có trọng số gồm 4 bộ: tập hợp các vị trí P (place), tập hợp các chuyển tiếp T, hàm vào I và hàm ra O. PN ( P, T , I , O ) (1) trong đó: P p1 , p 2 ,., p m ; m 0 T t1 , t 2 ,., t n ; n 0 P T ; (2) I :T P O:P T O(t i ) - tập hợp các vị trí ra đối với chuyển tiếp t i , và A là tập hợp các cung được hình thành bởi các cặp ( p j ,