Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày mô tả kết quả bước đầu của chụp và can thiệp nút mạch lách (NML) trong điều trị vỡ lách chấn thương. Chụp mạch máu và can thiệp NML giúp ĐTBTKM được chủ động hơn và giữ được lách trong phần lớn trường hợp. | Kết quả bước đầu chụp và nút mạch lách trong điều trị vỡ lách chấn thương Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CHỤP VÀ NÚT MẠCH LÁCH TRONG ĐIỀU TRỊ VỠ LÁCH CHẤN THƯƠNG Nguyễn Văn Hải*, Nguyễn Đình Luân*, Tô Quốc Huân*, Trần Minh Hiền*, Mai Đại Ngà* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả kết quả bước đầu của chụp và can thiệp nút mạch lách (NML) trong điều trị vỡ lách chấn thương. Phương pháp: Báo cáo loạt ca, hồi cứu gồm các trường hợp vỡ lách chấn thương được điều trị bảo tồn không mổ (ĐTBTKM) tại bệnh viện Nhân dân Gia định từ 9/2012 đến 9/2015. Các t.h này được chỉ định chụp mạch máu và can thiệp nút mạch vì có dấu hiệu đang chảy máu trên XQCLĐT bụng. Kết cục chính là tỉ lệ thành công và biến chứng sớm của NML. Kết quả: Có 12 t.h vỡ lách thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh, đều là nam, tuổi trung bình là 25 (thay đổi từ 13 đến 46t). Theo phân độ trên XQCLĐT, vỡ lách độ III chiếm 7 t.h (58%) và độ IV chiếm 5 t.h (42%). Tỉ lệ thành công của NML là 78%. Biến chứng lớn gặp ở 22% t.h và biến chứng nhỏ gặp ở 22% t.h. Có 2 t.h (22%) thất bại phải mổ cắt lách. Không có tử vong trong nghiên cứu. Thời gian nằm viện trung bình là 10 ngày (3-23 ngày). Kết luận: Chụp mạch máu và can thiệp NML giúp ĐTBTKM được chủ động hơn và giữ được lách trong phần lớn trường hợp. Từ khóa: Vỡ lách chấn thương, Điều trị bảo tồn không mổ, Nút mạch lách. ABSTRACT PRIMARY RESULTS OF ANGIOGRAPHY AND SPLENIC ARTERY EMBOLIZATION IN MANAGEMENT OF SPLENIC INJURY Nguyen Van Hai, Nguyen Dinh Luan, To Quoc Huan, Tran Minh Hien, Mai Dai Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 154 - 159 Aims: To describe primary results of angiography and splenic artery embolization (SAE) in management of splenic injury. Methods: This retrospective case series included splenic injury patients treated by nonoperative management (NOM) at NDGD hospital from 9/2012 to 9/2015. Because these patients had signs of .