Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong khu vực cửa Ba Lạt nhóm tướng aluvi biển thoái thống trị (arLST); Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) trong khu vực cửa sông Ba Lạt cấu thành một mặt cắt gồm ba tướng từ dưới lên: (1) tướng cát bột aluvi biển tiến (atTST), (2) tướng bùn cát cửa sông biển tiến (amtTST) và (3) tướng sét xám xanh vũng vịnh biển tiến cực đại (mtTST). | Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý Pleistocen muộn holocen khu vực cửa sông Ba Lạt Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 1; 2017: 23-34 DOI: 10.15625/1859-3097/17/1/8476 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG ĐÁ - CỔ ĐỊA LÝ PLEISTOCEN MUỘN-HOLOCEN KHU VỰC CỬA SÔNG BA LẠT Trần Nghi*, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Thái, Lê Viết Chuẩn, Nguyễn Hoàng Long Viện nghiên cứu Địa môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu * E-mail: tranhnghi@gmail.com Ngày nhận bài: 6-7-2016 TÓM TẮT: Đặc điểm tuớng đá - cổ địa lý trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực cửa sông Ba Lạt gắn liền với ba miền hệ thống trầm tích: Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) tương ứng với pha biển thoái thấp từ 50.000 năm BP đến 18.000 năm cách ngày nay. Không gian tích tụ của miền hệ thống này được giới hạn từ ranh giới miền xâm thực (vỏ phong hóa) đến độ sâu 100 m nước. Trong khu vực cửa Ba Lạt nhóm tướng aluvi biển thoái thống trị (arLST); Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) trong khu vực cửa sông Ba Lạt cấu thành một mặt cắt gồm ba tướng từ dưới lên: (1) tướng cát bột aluvi biển tiến (atTST), (2) tướng bùn cát cửa sông biển tiến (amtTST) và (3) tướng sét xám xanh vũng vịnh biển tiến cực đại (mtTST); Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) trong khu vực hạ lưu châu thổ sông Hồng tạo nên một cấu trúc đồng bằng châu thổ bao gồm: Đồng bằng châu thổ cao, Đồng bằng châu thổ thấp và châu thổ ngập nước có tuổi từ 5.000 năm BP. Từ khóa: Miền hệ thống trầm tích biển thấp, miền hệ thống trầm tích biển tiến, miền hệ thống trầm tích biển cao, cộng sinh tướng. MỞ ĐẦU Tại khu vực nghiên cứu (hình 1), trong quá trình triển khai phương án đo vẽ bản đồ Địa chất tờ Thái Bình - Nam Định tỷ lệ 1/200.000 (Hoàng Ngọc Kỷ chủ biên, 1973) và tỷ lệ 1/50.000 (Vũ Nhật Thắng chủ biên) 12 lỗ khoan máy xuyên qua trầm tích Đệ tứ đã được thi công [1-3]. Đồng thời, hàng nghìn mẫu .