Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sau khi học xong bài giảng này, sinh viên có khả năng: Phân tích được đặc điểm đau ở các giai đoạn của chuyển dạ; phân tích được các lợi ích của giảm đau trong chuyển dạ; phân tích được các nguy cơ, biến chứng và cách theo dõi sau giảm đau sản khoa bằng gây tê ngoài màng cứng; phân tích sự khác biệt giữa phương pháp gây tê ngoài màng cứng và tê tủy sống trong giảm đau chuyển dạ. | Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Giảm đau trong chuyển dạ: Gây tê ngoài màng cứng và các phương pháp giảm đau thay thế. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường Bài giảng trực tuyến Giảm đau trong chuyển dạ: Gây tê ngoài màng cứng và các phương pháp giảm đau thay thế Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường Giảm đau trong chuyển dạ: Gây tê ngoài màng cứng và các phương pháp giảm đau thay thế. Phạm Văn Đức 1, Âu Nhựt Luân 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Phân tích được đặc điểm đau ở các giai đoạn của chuyển dạ 2. Phân tích được các lợi ích của giảm đau trong chuyển dạ 3. Phân tích được các nguy cơ, biến chứng và cách theo dõi sau giảm đau sản khoa bằng gây tê ngoài màng cứng 4. Phân tích sự khác biệt giữa phương pháp gây tê ngoài màng cứng và tê tủy sống trong giảm đau chuyển dạ Đau trong chuyển dạ thay đổ tùy từng giai đoạn của chuyển dạ. Trong chuyển dạ, đau được cảm nhận qua các đoạn đoạn thần kinh tủy sống. Tủy sống nhận tín hiệu từ tử cung, cổ tử cung, khung chậu và tầng sinh môn. Khi không có sự can thiệp giảm đau, các tín hiệu cảm giác kích hoạt các đoạn tủy kế cận, gây lan tỏa vùng đau. Đau của giai đoạn I xuất phát từ cơn gò tử cung. Cơn co tử cung gây xóa góc cổ tử cung-âm đạo, gây ra dãn nở và căng phình, kéo và căng xé cổ tử cung. Sức căng này tạo áp lực trên các tận cùng đầu thần kinh nằm ở các sợi cơ và đáy tử cung, gây sự biến đổi trong cơ tử cung. Đau trong giai đoạn này còn có một nguồn gốc khác: co thắt của cơ tử cung và cổ tử cung, thiếu máu và co mạch do hoạt động giao cảm tăng. Tổn thương mô và cơn gò tử cung kích thích sự đáp ứng của hệ thần kinh ngoại vi và trung ương. Kết quả của cảm nhận đau được thể hiện như một cảm giác đau khó chịu giữa rốn và xương vệ và đi ra sau lưng, ở phía trên xương cùng. Cảm giác này là sự tổng hợp của: đau thân thể cấp sâu và nông từ khớp chậu, âm đạo và tầng sinh môn, đau cấp của phủ tạng từ tử .