Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đại Nội là di tích quan trọng nhất trong Quần thể di tích cố đô Huế. Trong Đại Nội, cây xanh đô thị được thu thập và trồng dọc theo các trục đường và khu vườn nhằm mang lại cảnh quan hài hòa cho di tích. Trong nghiên cứu này, cây xanh trồng dọc các trục đường được thống kê về số lượng cá thể, số lượng loài, số lượng họ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh hợp lý cho Đại Nội. | Đánh giá hiện trạng cây xanh trên các trục đường trong Đại Nội Huế Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 161–168 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH TRÊN CÁC TRỤC ĐƯỜNG TRONG ĐẠI NỘI HUẾ Trần Đăng Hoà1*, Lê Trung Hiếu2, Lê Như Cương1, Hoàng Kim Toản3 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, 23 Tống Duy Tân, Huế, Việt Nam 3 Đại học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Đại Nội là di tích quan trọng nhất trong Quần thể di tích cố đô Huế. Trong Đại Nội, cây xanh đô thị được thu thập và trồng dọc theo các trục đường và khu vườn nhằm mang lại cảnh quan hài hòa cho di tích. Trong nghiên cứu này, cây xanh trồng dọc các trục đường được thống kê về số lượng cá thể, số lượng loài, số lượng họ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh hợp lý cho Đại Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 15 họ, 23 loài thực vật với 1.167 cây xanh. Tuy nhiên, hệ thống cây xanh chưa thực sự hài hòa. Một số loài cây chiếm ưu thế với số lượng cá thể quá lớn như nhãn (Dimocarpus longan) có đến 403 cây trong tổng số 1.167 cây; một số loài chỉ có 1 cây. Trong thời gian tới hệ thống cây xanh cần được quy hoạch lại: cần giảm bớt số lượng cá thể của các loài chiếm ưu thế nhằm mang lại một hệ thống hài hòa và hợp lý cho cảnh quan của Đại Nội. Từ khóa: cây xanh, Đại Nội, họ, loài 1 Đặt vấn đề Ðại Nội là di tích có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống Quần thể di tích cố đô Huế, đây là nơi diễn ra các hoạt động triều chính cũng như sinh hoạt của các triều đại nhà Nguyễn. Suốt quá trình hình thành và phát triển của vương triều Nguyễn, bằng kiến thức sâu rộng, am hiểu sâu sắc về “Phong thuỷ học” các nhà xây dựng và thiết kế đã biến Đại Nội thành một “Mô hình phong thuỷ lý tưởng” – một “kiểu kiến trúc cảnh quan” vô cùng độc đáo mang phong cách rất riêng, đậm chất “văn hóa Việt”! Trong đó, các yếu tố mặt nước, cây xanh, đồi núi, ao hồ bao giờ cũng là