Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích quá trình gia tăng kép mật độ thông qua sự hiện diện và dẫn hướng của các dự án KĐTM tại khu vực ven đô, biến những vùng đất nông nghiệp thành đất đô thị, biến những nơi thưa thớt dân cư thành các điểm thu hút bằng các phương cách khác nhau, cả chính quy lẫn phi chính quy | Gia tăng kép mật độ ven đô bởi các khu đô thị mới tại Hà Nội: Trường hợp văn quán Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2019. 13 (2V): 106–115 GIA TĂNG KÉP MẬT ĐỘ VEN ĐÔ BỞI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI: TRƯỜNG HỢP VĂN QUÁN Trần Minh Tùnga,∗ a Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 02/05/2019, Sửa xong 28/05/2019, Chấp nhận đăng 28/05/2019 Tóm tắt Sự gia tăng mật độ tại các không gian đô thị mới, thường ở ven đô, được xem là hệ quả và biểu hiện của quá trình đô thị hóa. Tìm hiểu các công cụ phát triển không gian tại Hà Nội, trong đó dự án nhà ở như khu đô thị mới (KĐTM), là một cách thức giải mã các vấn đề liên quan đến việc “(tái) kiến tạo đô thị” hiện nay. Bài viết phân tích quá trình gia tăng kép mật độ thông qua sự hiện diện và dẫn hướng của các dự án KĐTM tại khu vực ven đô, biến những vùng đất nông nghiệp thành đất đô thị, biến những nơi thưa thớt dân cư thành các điểm thu hút bằng các phương cách khác nhau, cả chính quy lẫn phi chính quy. Lần thứ nhất của quá trình gia tăng kép mật độ ven đô khi KĐTM là chất tham gia trực tiếp, diễn ra trong lòng các KĐTM. Lần thứ hai của quá trình gia tăng kép mật độ ven đô khi KĐTM là những chất xúc tác tích cực, diễn ra xung quanh các KĐTM tạo ra sự phát triển đa dạng và nhiều biến thể. Từ khoá: Hà Nội; ven đô thị hóa; khu đô thị mới; gia tăng mật độ; không gian ngưỡng. SUB-URBAN DOUBLE-DENSIFICATION BY THE NEW URBAN AREAS IN HANOI: CASE STUDY OF VAN QUAN Abstract The increase in density in new urban spaces, often peri-urban, is seen as a consequence and manifestation of urbanization. Understanding spatial development tools in Hanoi, including housing projects like “new urban areas” (KDTM), are a way of deciphering the issues related to “city (re)making”. This paper analyzes double- densification patterns through the presence and direction of KDTM projects in suburban areas, .