Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày kết quả khảo sát các quỹ đạo của tên lửa phòng không (TLPK) theo ba phương pháp dẫn (PPD) khác nhau. Trên cơ sở đó thực hiện so sánh những đặc trưng cơ bản của hai PPD truyền thống được sử dụng rộng rãi trong các hệ điều khiển từ xa (ĐKTX) là phương pháp “Ba điểm” (T/T) và “Đón nửa góc” (ПC) với phương pháp “Cầu vồng” để làm rõ những lợi thế của PPD này. | Khảo sát vòng điều khiển kín từ xa tên lửa phòng không theo một số phương pháp dẫn làm cơ sở hoàn thiện và phát triển luật dẫn cầu vồng Tên lửa & Thiết bị bay KHẢO SÁT VÒNG ĐIỀU KHIỂN KÍN TỪ XA TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG THEO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẪN LÀM CƠ SỞ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT DẪN CẦU VỒNG Nguyễn Thanh Tùng*, Nguyễn Công Định, Vũ Hỏa Tiễn Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả khảo sát các quỹ đạo của tên lửa phòng không (TLPK) theo ba phương pháp dẫn (PPD) khác nhau. Trên cơ sở đó thực hiện so sánh những đặc trưng cơ bản của hai PPD truyền thống được sử dụng rộng rãi trong các hệ điều khiển từ xa (ĐKTX) là phương pháp “Ba điểm” (T/T) và “Đón nửa góc” (ПC) với phương pháp “Cầu vồng” để làm rõ những lợi thế của PPD này. Cũng từ kết quả đánh giá, phân tích PPD “Cầu vồng” bài báo đề xuất hướng hoàn thiện và phát triển nó trong điều kiện bắn các mục tiêu hiện đại, có khả năng cơ động cao và tấn công từ xa ngoài vùng tiêu diệt của tổ hợp TLPK. Tiêu chí đánh giá các PPD trong bài báo là sai lệch thẳng của tên lửa so với quỹ đạo động (QĐĐ) và khả năng duy trì vận tốc tên lửa sau điểm gặp. Từ khóa: Tên lửa phòng không, Phương pháp dẫn cầu vồng, Vận tốc tên lửa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong HTĐK từ xa khi sử dụng các PPD truyền thống “T/T”, “ПС” quỹ đạo tên lửa tiếp cận mục tiêu đều từ phía dưới, do đó, trong trường hợp tên lửa (TL) không còn lực đẩy (động cơ hành trình ngừng làm việc) dưới tác động của lực cản khí động và lực trọng trường, vận tốc tên lửa bị giảm nhanh chóng tới giá trị giới hạn VminNghiên cứu khoa học công nghệ k ( t ) r (2) k ( t ) r Yq Vmt Vp MT Pk rp Δεk rmt εk εmt Xq Hình 1. Động hình học phương pháp dẫn từ xa. a) Khi dẫn bằng phương pháp ba điểm “T/T” theo [2] góc đón bằng “0”: k 0 (3) k 0 b) Khi dẫn bằng phương pháp “ПС” theo [2] góc đón xác định như sau: . 1 k mt r 2 r (4) 1 mt k r 2 r c) Phương pháp dẫn “Cầu vồng” .