Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề về giới, lý luận quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chỉ ra những kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG NHO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60. 34. 04. 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 . 1 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS Vũ Trọng Hách Phản biện 1: TS Nguyễn Thị Thủy Phản biện 2: TS Đào Thị Trúc Anh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: phòng 11, nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh.Thời gian: lúc 15 giờ ngày 21 tháng 7 năm 2017 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Bình đẳng giới là một trong những vấn đề cơ bản của quyền con người, xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đang trở thành mối quan tâm chung của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, vì bình đẳng giới là mục tiêu phát triển, là yếu tố nâng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia, góp phần quản lý nhà nước hiệu quả. Xây dựng xã hội bình đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội. Trong các văn kiện qua các kỳ đại hội Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” và quyền bình đẳng giới cũng được Hiến pháp 2013 quy định “công .