Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc xác định tương quan tốt nhất giữa tổng kích thước các răng cửa vĩnh viễn hàm dưới và tổng kích thước gần xa của răng nanh và 2 răng cối nhỏ hàm trên hoặc dưới trên mẫu nghiên cứu người Việt, xác lập công thức dự đoán (phương trình hồi qui) tổng kích thước răng nanh và cối nhỏ trên mẫu nghiên cứu người Việt, xác định độ tin cậy của công thức dự đoán Tanaka và Johnston áp dụng trên cộng đồng người Việt so với dự đoán từ phương trình hồi qui được xác lập. | Nghiên cứu thăm dò xác lập công thức dự đoán kích thước răng vĩnh viễn áp dụng trong phân tích khoảng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 NGHIÊN CỨU THĂM DÒ XÁC LẬP CÔNG THỨC DỰ ĐOÁN KÍCH THƯỚC RĂNG VĨNH VIỄN ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KHOẢNG Dương Tú Hạnh*, Huỳnh Kim Khang** TÓM TẮT Mục tiêu: (1) Xác định tương quan tốt nhất giữa tổng kích thước các răng cửa vĩnh viễn hàm dưới và tổng kích thước gần xa của răng nanh và 2 răng cối nhỏ hàm trên hoặc dưới trên mẫu nghiên cứu người Việt,(2) Xác lập công thức dự đoán (phương trình hồi qui) tổng kích thước răng nanh và cối nhỏ trên mẫu nghiên cứu người Việt, (3) Xác định độ tin cậy của công thức dự đoán Tanaka và Johnston áp dụng trên cộng đồng người Việt so với dự đoán từ phương trình hồi qui được xác lập Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, mẫu nghiên cứu gồm 62 mẫu hàm thạch cao của trẻ 15 tuổi tính đến ngày lấy đấu (36 nam và 26 nữ). Kích thước gần xa các răng được đo theo phương pháp của Moorrees và cs (1957) (kích thước gần xa là khoảng cách lớn nhất giữa hai mặt bên, khi đo thước trượt giữ song song với mặt nhai và / hoặc mặt ngoài). Kết quả: Các giá trị dự đoán theo phương trình Tanaka/ Johnston được so sánh với các số đo thật trên mẫu hàm và cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hàm dưới p0,05) với các giá trị thật. Kết luận:Có thể dùng bốn phương trình để dự đoán một cách chính xác hơn kích thước các răng vĩnh viễn chưa mọc trên trẻ Việt Nam. Từ khóa: công thức dự đoán ABSTRACT LINEAR REGRESSION EQUATION FOR PREDICTING THE SIZE OF UNERUPTED PERMANENT TEETH IN VIETNAMESE POPULATION: APPLICATION IN SPACE ANALYSIS (A PILOT STUDY) Duong Tu Hanh, Huynh Kim Khang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 14 - 18 Objective: The aim of this study was to determine: (1) the relationship between the sum of mesiodistal dimensions of mandibular incisors and that of mesiodistal dimensions of maxillary or .