Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích và trình bày một số nét về quá trình hình thành và phát triển của phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung, giai đoạn 1931 - 1951. Qua đó, góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí của phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam. | Tiến trình phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam: Giai đoạn 1932-1951 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 45 DƯƠNG THANH MỪNG TIẾN TRÌNH PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO MIỀN TRUNG VIỆT NAM: GIAI ĐOẠN 1932 - 1951 Tóm tắt: Phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra vào nửa đầu thế kỷ XX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thành công của phong trào không những đã góp phần khắc phục được các điểm yếu đang tồn tại mà nó còn tạo nên sức bật cho sự phát triển của tôn giáo này trong các giai đoạn tiếp theo. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi phân tích và trình bày một số nét về quá trình hình thành và phát triển của phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung, giai đoạn 1931 - 1951. Qua đó, góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí của phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ khóa: Chấn hưng, Phật giáo, Miền Trung, Việt Nam. 1. Các nhân tố tác động đến sự hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung Thứ nhất, quá trình xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Phương Tây đối với các quốc gia Châu Á trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Phật giáo ở các nước trong khu vực. Trước tiên, chính sách cai trị hà khắc của của chủ nghĩa thực dân đã làm cho Phật giáo xuất hiện nhiều yếu tố bất cập. Từ đó, đặt ra yêu cầu chấn hưng, cải cách đối với Phật giáo nhằm khắc phục những điểm yếu, vừa để thích ứng với những biến đổi chung của bối cảnh thời đại. Tiếp đến, sự xuất hiện các giá trị văn hóa, văn minh Phương Tây đã tạo ra cho Phật giáo nhiều cơ hội trải nghiệm mới. Đó là sự cọ xát với các tôn giáo lớn (như Công giáo, Tin Lành) và với các triết thuyết từ trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sáng để làm giàu hơn, phong phú hơn tư tưởng - văn hóa Phật giáo, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức, cũng như khẳng định tính ưu việt của mình. Chính từ trong