Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tăng thêm hành thể trong câu hành động của bản dịch tiếng Việt Hành thể là thành phần phụ trong câu hành động tiếng Trung, thông thường đứng trước động ngữ. Bài viết thông qua phương pháp phân tích câu theo “Văn hóa câu tiếng Trung” của Thân Tiểu Long để tiến hành khảo sát bản gốc Hồng Lâu Mộng và bản dịch tiếng Việt tương đương của dịch giả Vũ Bội Hoàng cùng nhóm dịch, thu được kết quả như sau: câu đơn đoạn có tỷ lệ thêm vào hành thể là 19,41%, câu đa đoạn có tỷ lệ thêm vào hành thể là 80,59%. Trong câu đa đoạn có 0,75% sau khi dịch sang tiếng Việt bị cắt thành hai hoặc ba câu, đồng thời thêm vào hành thể. Sự thêm vào hành thể và cắt câu như vậy giúp tính liên kết trong câu chặt chẽ hơn, ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu hơn và phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt. Bài viết nhằm lý giải cho việc tăng hành thể đó và cung cấp thêm phương pháp dịch tăng hành thể trong câu tiếng Việt. | Tăng thêm hành thể trong câu hành động của bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” TRAO ĐỔI v TĂNG THÊM HÀNH THỂ TRONG CÂU HÀNH ĐỘNG CỦA BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT TÁC PHẨM “HỒNG LÂU MỘNG” NGUYỄN THỊ LUYỆN*; PHAN THANH HOÀNG** * Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, nguyenluyen1185@gmail.com ** Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, jack_lucky_phan@yahoo.com Ngày nhận bài: 28/7/2019; ngày sửa chữa: 27/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019 TÓM TẮT Hành thể là thành phần phụ trong câu hành động tiếng Trung, thông thường đứng trước động ngữ. Bài viết thông qua phương pháp phân tích câu theo “Văn hóa câu tiếng Trung” của Thân Tiểu Long để tiến hành khảo sát bản gốc Hồng Lâu Mộng và bản dịch tiếng Việt tương đương của dịch giả Vũ Bội Hoàng cùng nhóm dịch, thu được kết quả như sau: câu đơn đoạn có tỷ lệ thêm vào hành thể là 19,41%, câu đa đoạn có tỷ lệ thêm vào hành thể là 80,59%. Trong câu đa đoạn có 0,75% sau khi dịch sang tiếng Việt bị cắt thành hai hoặc ba câu, đồng thời thêm vào hành thể. Sự thêm vào hành thể và cắt câu như vậy giúp tính liên kết trong câu chặt chẽ hơn, ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu hơn và phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt. Bài viết nhằm lý giải cho việc tăng hành thể đó và cung cấp thêm phương pháp dịch tăng hành thể trong câu tiếng Việt. Từ khóa: hành thể, Hồng Lâu Mộng, văn hóa ngôn ngữ, tính phân cắt 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Câu chủ đề, câu hành động, câu quan hệ, câu miêu tả, câu thuyết minh,. (Thân Tiểu Long, 1988). Nhà ngôn ngữ học J.Baudouin de Courtenay nhấn mạnh việc nghiên cứu ngôn ngữ phải xuất Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích phát “từ bản thân nó” (Dẫn theo Nguyễn Quang câu theo “Văn hóa câu tiếng Trung” do Thân Tiểu Hồng, 2018, tr. 27). Long đề xuất và lấy thành phần chủ thể hành động trong câu hành động của tác phẩm “Hồng Lâu Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Thân Tiểu Long Mộng” làm đối tượng nghiên cứu. cho rằng, các câu tiếng Trung không có khung hình thức trừu tượng như câu