Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, vấn đề quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp đang trong tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. | Theo đó, đối với những vấn đề quan trọng của DN được đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, ban giám đốc, đại hội cổ đông hay các thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh, như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức. NĐD phải chủ động báo cáo chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản, NĐD có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo của chủ sở hữu; Tiền lương của NĐD theo hướng phân biệt giữa NĐD là thành viên chuyên trách hay kiêm nhiệm; bổ sung quy định về tiền thù lao do DN khác trả thì NĐD phải có trách nhiệm nộp về cho chủ sở hữu. Ngoài ra, còn quy định NĐD khi được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của Cty CP (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Chủ sở hữu sẽ quyết định bằng văn bản số lượng cổ phần NĐD được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người này; phần còn lại thuộc quyền mua của chủ sở hữu vốn nhà nước; Trường hợp NĐD được cử làm đại diện phần vốn tại nhiều đơn vị thì được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 1 đơn vị. NĐD tại Cty CP có trách nhiệm chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Trường hợp NĐD không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại Cty CP thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn nhà nước tại DN khác và phải chuyển nhượng cho chủ sở hữu vốn nhà nước số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định.