Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Hồ Chí Minh Toàn tập” nhằm làm sáng tỏ công lao và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự kiện Toàn quốc kháng chiến nói riêng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 33 - 41 TÌM HIỂU LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Đào Văn Trƣởng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Ngày 19 - 12 - 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chính thức bùng nổ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần sáng tạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng nhân dân. Do đó, bài viết này tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Hồ Chí Minh Toàn tập” nhằm làm sáng tỏ công lao và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự kiện Toàn quốc kháng chiến nói riêng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung. Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi, Toàn quốc kháng chiến. 1. Đặt vấn đề Trong suốt thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến (1947 - 1954) nhằm phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong kháng chiến. Những bài viết của Người đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến. Trải qua 70 năm (1946 - 2016), những bài học kinh nghiệm sâu sắc và ý nghĩa lịch sử quan trọng trong những trang viết của Người vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự kiện Toàn quốc kháng chiến Sự kiện Cách mạng Tháng Tám thành công (1945) đã mở ra một trang sử mới trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó đã chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân, phong kiến, giành lại độc lập dân tộc, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á và cũng là mô hình Nhà nước tiến bộ nhất lịch sử Việt Nam, đưa nhân