Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này đề cập đến quá trình người Việt di cư lên Đà Lạt, lý giải nguyên nhân của quá trình trên, để từ đó khẳng định vai trò có tính quyết định của họ đối với sự hình thành và phát triển của thành phố này từ khi thành lập cho đến năm 1954. | Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt từ năm 1893 đến 1954 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ NĂM 1893 ĐẾN 1954 Lê Thị Nhuấn1 TÓM TẮT Người Việt (Kinh) là khối cộng đồng cư dân chủ thể ở thành phố Đà Lạt hiện nay. Trong thời kỳ khai sinh thành phố (1893-1914), người Việt lên đây còn ít ỏi. Từ năm 1915-1954, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị Đà Lạt, cư dân Việt cũng tăng lên nhanh chóng. Bài viết này đề cập đến quá trình người Việt di cư lên Đà Lạt, lý giải nguyên nhân của quá trình trên, để từ đó khẳng định vai trò có tính quyết định của họ đối với sự hình thành và phát triển của thành phố này từ khi thành lập cho đến năm 1954. Từ khóa: Quá trình hình thành, cộng đồng người Việt (Kinh), Đà Lạt 1. MỞ ĐẦU Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc giáp với huyện Lạc Dƣơng; phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dƣơng; phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng 2. Từ xa xƣa, vùng đất này vốn là địa bàn cƣ trú của ngƣời Lạch. Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lƣợc và thống trị Việt Nam. Trong chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, ngƣời Pháp đã chủ trƣơng xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dƣỡng của họ. Từ những năm đầu thế kỷ XX, cùng với ngƣời Pháp, ngƣời Việt đã có mặt ở Đà Lạt. Nhƣng mãi đến cuối thập niên 30 của thế kỷ XX trở đi, các luồng dân cƣ Việt từ nhiều nơi đã đổ về Đà Lạt làm cho vùng đất cao nguyên này nhƣ bừng tỉnh. Hầu hết, những ngƣời Việt đến Đà Lạt với mục đích tìm miền đất mới để làm ăn và định cƣ. Các luồng cƣ dân với những nguồn gốc khác nhau ấy đã đem theo những bản sắc văn hóa, những kinh nghiệm làm ăn đặc trƣng của địa phƣơng họ tạo nên một Đà Lạt đa dạng các sắc màu văn hóa, nhƣng đây đó vẫn thấy nét đặc trƣng mang tính vùng miền. Cùng với thời gian, chính những cƣ