Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kết quả điều tra, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2015 – 10/2015 ở sông Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam xác định được 29 loài, thuộc 9 giống và 4 họ của Giáp xác lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 16 loài (chiếm 55,17%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 6 loài (chiếm 20,69%), họ Parathelphusidae thu được 5 loài (chiếm 17,24%), cuối cùng là họ Potamidae chỉ thu được 2 loài (chiếm 6,90%). Một số nhận xét về phân bố của các loài cũng được trình bày trong bài viết. | DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CỦA GIÁP XÁC LỚN (Malacostaca, Crustacea) Ở SÔNG TIÊN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM Vũ Thị Phương Anh1 Hoàng Văn Mỹ2 Tóm tắt: Kết quả điều tra, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2015 – 10/2015 ở sông Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam xác định được 29 loài, thuộc 9 giống và 4 họ của Giáp xác lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 16 loài (chiếm 55,17%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 6 loài (chiếm 20,69%), họ Parathelphusidae thu được 5 loài (chiếm 17,24%), cuối cùng là họ Potamidae chỉ thu được 2 loài (chiếm 6,90%). Một số nhận xét về phân bố của các loài cũng được trình bày trong bài báo. 1. Mở đầu Sông Tiên có chiều dài 43km chảy qua 08 xã thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, sông Tiên có đặc điểm cấu tạo địa hình đặc thù, tạo nên dòng chảy ngược về hướng Tây - Nam đổ ra sông Thu Bồn. Ngoài chức năng cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sông Tiên còn chứa trong mình một nguồn lợi thủy sản phong phú, là nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho người dân địa phương. Đây cũng chính là nơi có tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản cho nhân dân trong vùng [8]. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đánh bắt ngày càng gia tăng, không có quy hoạch, cộng với những tác động của tự nhiên, ô nhiễm môi trường và hình thức đánh bắt mang tính chất hủy diệt của con người làm mất cân bằng sinh thái và suy thoái đa dạng sinh học. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài của lớp Giáp xác tại khu vực bổ sung thêm dữ liệu khoa học về thành phần các loài động vật không xương sống tại khu vực và là cơ sở cho việc xây dựng phương án bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đây. Với bài báo này sẽ góp một phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lí nguồn lợi giáp xác ở sông Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thì việc thu mẫu được tiến hành từ tháng 3/2014 – 10/2015 tại sông Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã