Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xã hội Đại Việt thời Lê sơ mang những nét đặc trưng căn bản khác hoàn toàn so với các vương triều trước và sau nó. Trong đó phải kể đến sự lên ngôi của tầng lớp trí thức Nho học, sự suy giảm vị trí, vai trò của tầng lớp quý tộc hay sự phổ biến của địa chủ, tá điền. Những nét đặc trưng này khiến cho chế độ phong kiến Việt Nam cơ bản được xác lập vào thế kỉ XV với sự phổ biến của quan hệ bóc lột đặc trưng: Quan hệ địa chủ - tá điền. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội Số 5 6 2016 tr 90 - 97 NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG CẤU TRÚC XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ THẾ KỈ XV - XVI Trần Thị Phượng Khoa Sử - Địa Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt Xã hội Đại Việt thời Lê sơ mang những nét đặc trưng căn bản khác hoàn toàn so với các vương triều trước và sau nó. Trong đó phải kể đến sự lên ngôi của tầng lớp trí thức Nho học sự suy giảm vị trí vai trò của tầng lớp quý tộc hay sự phổ biến của địa chủ tá điền. Những nét đặc trưng này khiến cho chế độ phong kiến Việt Nam cơ bản được xác lập vào thế kỉ XV với sự phổ biến của quan hệ bóc lột đặc trưng quan hệ địa chủ - tá điền. Từ khoá đặc trưng xã hội Đại Việt Lê sơ 1. Mở đầu Nhà Lê sơ được thành lập năm 1427 và tồn tại trong một thời gian dài đã có tác động lớn đến tình hình kinh tế chính trị văn hoá xã hội Đại Việt. Sự phát triển về kinh tế ổn định về chính trị của triều đại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phân hoá xã hội khiến cho cấu trúc xã hội Đại Việt thời Lê sơ thế kỉ XV - XVI có những biến đổi sâu sắc. Từ những biến đổi trong cấu trúc xã hội đã làm nảy sinh hàng loạt những giai - tầng mới định hình toàn bộ diện mạo kinh tế chính trị của Đại Việt trong các thế kỉ sau đó XVI XVII XVIII . 2. Nội dung 2.1. Sự hình thành nhà Lê sơ Sang thế kỉ XV lịch sử Việt Nam chứng kiến sự xác lập hình thành của vương triều Lê sơ sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại 1418 - 1427 . Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên Thăng Long đặt niên hiệu là Thuận Thiên khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt mở đầu triều đại Lê thường được gọi là Hậu Lê để phân biệt với thời Tiền Lê của Lê Đại Hành . Cuộc xâm lược đô hộ của nhà Minh đã làm cho xã hội Đại Việt truyền thống bị gián đoạn đứt gãy 1407 - 1427 . Mặc dù bị phong kiến phương Bắc nhiều lần xâm lược đô hộ nhưng đầu thế kỉ XV nhà Minh đã áp dụng chính sách đặc biệt nhằm mục tiêu tẩy não Đại Việt. Bên cạnh việc xâm lược bóc lột nhà Minh còn thực hiện thủ đoạn tiêu hủy những giá trị văn hóa văn hiến của Đại Việt đốt sạch giấy