Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc so sánh hiệu quả vô cảm, tác dụng phụ của gây tê tủy sống bằng ropivacaine phối hợp fentanyl và bupivacaine phối hợp fentanyl. | Hiệu quả gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Ropivacaine với fentanyl trong cắt đốt nội soi tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 HIỆU QUẢ GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG HỖN HỢP ROPIVACAINE VỚI FENTANYL TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT Quách Trương Nguyện*, Trần Thị Ngọc Phượng*, Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Văn Chinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ropivacaine là thuốc tê có tính chất tương tự như bupivacaine nhưng an toàn hơn bupivacaine do giảm độc tính trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ropivacaine có thời gian phục hồi vận động sớm hơn so với bupivacaine. Ropivacaine có thể là một lựa chọn thích hợp trong gây tê tủy sống để cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt. Mục tiêu: So sánh hiệu quả vô cảm, tác dụng phụ của gây tê tủy sống bằng ropivacaine phối hợp fentanyl và bupivacaine phối hợp fentanyl. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 160 bệnh nhân ASA I – III, tuổi từ 55 – 80, có chỉ định cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Bình Dân. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào nhóm RF: ropivacaine 0,5% 7,5 mg phối hợp fentanyl 20 mcg và nhóm BF: bupivacaine 0,5% 5 mg phối hợp fentanyl 20 mcg. Kết quả: Thời gian tiềm phục phong bế cảm giác T10 và phong bế vận động của 2 nhóm tương đương nhau. Thời gian phong bế cảm giác mức T10 của nhóm RF ngắn hơn nhóm BF với kết quả lần lượt 108,1 ± 19,9 phút và 120,3 ± 17,1 phút (p < 0,0001). Mức phong bế cảm giác cao nhất của 2 nhóm từ T10 đến T6. Thời gian phong bế vận động của nhóm RF là 59,5 ± 14,9 phút ngắn hơn nhóm BF với 76,9 ± 18,3 phút (p < 0,0001). Phong bế vận động theo Bromage mức M0 ở nhóm RF với tỷ lệ 58,7%, cao hơn nhóm BF với tỷ lệ 41,3% (p = 0,04). Hiệu quả gây tê tốt của nhóm RF chiếm tỷ lệ 96,2% và nhóm BF chiếm 97,5%. Sự khác biệt về tác dụng phụ giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nhóm RF có hiệu .