Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Yêu cầu tái cấu trúc ngành Công nghiệp theo hướng hiện đại ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện thế giới hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp. Thông qua việc chỉ ra các “nút thắt”, rào cản trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, bài viết đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp hiệu quả thời gian tới. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH MỚI ĐỖ THỊ NHUNG - Đại học Tài chính quản trị kinh doanh Yêu cầu tái cấu trúc ngành Công nghiệp theo hướng hiện đại ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện thế giới hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp. Thông qua việc chỉ ra các “nút thắt”, rào cản trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, bài viết đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp hiệu quả thời gian tới. Từ khóa: Tái cơ cấu, ngành công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. The demand for industrial restructure in the context of modernization has been extremely urgent due to the global movement forward the 14th industrial revolution. Under that situation, Vietnam’s government has set priority to restructure its industrial sectors. By means of pointing out the “bottle-necks” and obstacles for industrial development of Vietnam, the article attempts on solutions to conducting successfully industrial restructure in coming time. Keywords: restructure, industry, industrialization, modernization Ngày nhận bài: 1/3/2017 Ngày chuyển phản biện: 5/3/2017 Ngày nhận phản biện: 26/3/2017 Ngày chấp nhận đăng: 29/3/2017 Phát triển công nghiệp - Những thành công và hạn chế Ở Việt Nam, chính sách phát triển công nghiệp được đặt trong định hướng công nghiệp chung của quốc gia, đó là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) chứng kiến bước ngoặt có tính lịch sử quan trọng, đột phá về đổi mới tư duy, trong đó có tư duy về định hướng phát triển công nghiệp. Năm 1994, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tiếp tục ban 34 hành Nghị quyết 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Các kỳ Đại hội Đảng sau đó tiếp tục .