Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về phản ứng của Bạch tùng (Darcrycarpus imbricatus) đối với những yếu tố khí hậu ở khu vực Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu nghiên cứu là xác định những yếu tố khí hậu của những tháng có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của bạch tùng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp khí hậu - thực vật. | PHẢN ỨNG CỦA BẠCH TÙNG (Darcrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) ĐỐI VỚI NHỮNG YẾU TỐ KHÍ HẬU Ở KHU VỰC NÚI ÔNG TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Văn Thêm Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về phản ứng của Bạch tùng (Darcrycarpus imbricatus) đối với những yếu tố khí hậu ở khu vực Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu nghiên cứu là xác định những yếu tố khí hậu của những tháng có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp khí hậu – thực vật. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuỗi bề rộng vòng năm và chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm của Bạch tùng không chỉ có hiện tượng tự tương quan và tính nhạy cảm rất cao, mà còn thay đổi theo chu kỳ từ 11 đến 21 năm. Tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ không khí trung bình tháng 1, 1-4, 5-10 và 11-3, lượng mưa tháng 4 và 1-4, độ ẩm không khí trung bình tháng 1 và 10, số giờ nắng tháng 1 và 9. Từ khóa: Bề rộng vòng năm, Bề rộng vòng năm chuẩn hóa, Chỉ số bề rộng vòng năm, Chuỗi bề rộng vòng năm, Chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm, Hàm phản hồi, Tự tương quan, Tính nhạy cảm ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch tùng phân bố ở khu vực núi cao thuộc các tỉnh Tây Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1993; Thái Văn Trừng, 1999). Tại Bình Thuận, Bạch tùng phân bố ở khu vực Núi Ông với độ cao từ 1000 đến 1200m. Bạch tùng là loài cây gỗ lớn, gỗ có chất lượng tốt và giá trị thương phẩm cao. Hiện nay, do khai thác và sử dụng không hợp lý, nên quần thể Bạch tùng đang bị thu hẹp về diện tích và khu phân bố. Vì thế, xác định đặc tính sinh thái học của Bạch tùng để làm cơ sở khoa học cho tái sinh và nuôi dưỡng quần thể Bạch tùng là một vấn đề cần thiết. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu về đặc tính sinh thái, kỹ thuật tái sinh và nuôi dưỡng quần thể Bạch tùng. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phản ứng của Bạch tùng với những yếu tố khí .