Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày biến đổi khí hậu và tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu chọn tạo ra giống lúa kháng mặn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sản lượng phục vụ xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực. Để đáp ứng nhu cầu đó, các giống lúa có khả năng chống chịu mặn được thử nghiệm và đánh giá tại vùng bị nhiễm mặn của tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2016-2017, từ đó chọn ra các giống có khả năng thích nghi tốt và cho năng suất cao khuyến cáo cho sản xuất. | Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI CỦA CÁC GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI VÙNG BỊ XÂM NHẬP MẶN CỦA TỈNH TRÀ VINH Bùi Thanh Liêm1, Vũ Minh Thuận1 TÓM TẮT Biến đổi khí hậu và tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu chọn tạo ra giống lúa kháng mặn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sản lượng phục vụ xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực. Để đáp ứng nhu cầu đó, các giống lúa có khả năng chống chịu mặn được thử nghiệm và đánh giá tại vùng bị nhiễm mặn của tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2016 - 2017, từ đó chọn ra các giống có khả năng thích nghi tốt và cho năng suất cao khuyến cáo cho sản xuất. Kết quả thử nghiệm cho thấy các giống chống chịu mặn tốt OM9921 (6,8 tấn/ha), OM376 (6,5 tấn/ha), OM376 (7,4 tấn/ ha) và OM359 (7,1tấn/ha) cho năng suất cao nhất tại hai điểm thí nghiệm tương ứng Châu Thành và Trà Cú. Hầu hết các chỉ tiêu nông học và thành phần năng suất giữa các giống có khác biệt ý nghĩa khi so sánh trên cùng địa điểm thí nghiệm trong khi giữa hai điểm thí nghiệm thì cho thấy rất ít sự khác biệt trên cùng một tính trạng. Các giống thích nghi tốt cần được thử nghiệm tiếp tục để nhân rộng và khuyến cáo cho sản xuất. Từ khóa: Giống lúa, chịu mặn, tính thích nghi, năng suất I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng của thế giới và nuôi sống hơn 1 tỷ người, chủ yếu ở châu Á. Theo dự báo đến năm 2050 dân số thế giới ước đạt 9 tỷ người (Cohen, 2003; FAO, 2009). Với đà tăng dân số như thế thì nhu cầu về lương thực tăng gấp đôi hiện tại để đáp ứng (Long and Ort, 2010). Mặc dù sản lượng ngũ cốc toàn cầu vẫn tăng lên nhưng công tác cải tiến năng suất cây trồng đang có xu hướng chững lại do tiệm cận trần năng suất và cần phải có đột phá về khoa học công nghệ để phá vỡ trần năng suất hiện tại, đặc biệt trên cây lúa. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng mặn đang được triển khai nhiều nơi trên