Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống Thông ôcarpa thu hái từ rừng trồng tại Lang Hanh (Lâm Đồng) cho thấy: Thời điểm thu quả cho sản lượng cao nhất từ tháng 1-2; chiều dài hạt dao động từ 0,40-0,75cm, kích thước hạt từ 0,40-0,50cm chiếm 32% và từ 0,50-0,75cm chiếm 68%; chiều rộng hạt biến động từ 0,20-0,35cm; số lượng hạt trung bình/quả đạt 49,3 hạt và số hạt chắc là 8,3 hạt; số lượng hạt kiểm nghiệm là 88.800 hạt/kg và số hạt sạch là 82.700 hạt/kg. | NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG THÔNG ÔCARPA (PINUS OOCARPA SCHIEDE EX SCHLECHTENDAL) TRỒNG TẠI LÂM ĐỒNG Nguyễn Thanh Nguyên, Trần Đăng Hoài Trung tâm NCTN Lâm sinh Lâm Đồng TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống Thông ôcarpa thu hái từ rừng trồng tại Lang Hanh (Lâm Đồng) cho thấy: thời điểm thu quả cho sản lượng cao nhất từ tháng 1 – 2; chiều dài hạt dao động từ 0,40 – 0,75cm, kích thước hạt từ 0,40 – 0,50cm chiếm 32% và từ 0,50 – 0,75cm chiếm 68%; chiều rộng hạt biến động từ 0,20 – 0,35cm; số lượng hạt trung bình/quả đạt 49,3 hạt và số hạt chắc là 8,3 hạt; số lượng hạt kiểm nghiệm là 88.800 hạt/kg và số hạt sạch là 82.700 hạt/kg. Hạt giống xử lý tốt nhất trong nước ấm 40°C (2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ và ủ trong túi vải ở nhiệt độ 33°C trong tủ ấm, tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 90,34% và giá trị nảy mầm là 61,43%. Tốc độ nảy mầm tăng dần theo thời gian đạt cao nhất là 8,82 vào ngày thứ 9 và giảm dần đến ngày thứ 23. Từ khóa: Thông ôcarpa, Hạt giống, Nảy mầm. MỞ ĐẦU Thông ôcarpa (Pinus oocarpa Schiede ex Schlechtendal) phân bố tự nhiên ở Trung Mỹ, từ Mêhicô tới Nicaragua trên độ cao 300-2500m so với mực nước biển. Hiện nay, loài này được trồng khá rộng rãi ở vùng Đông Nam Á (Borneo, bán đảo Malaixia, Philipin) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004). Ở Việt Nam, Thông ôcarpa được nhập và trồng ở Lang Hanh (Lâm Đồng), Đại Lải (Vĩnh Phúc) có độ cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển. Kết quả cho thấy loài này có thân thẳng đẹp, sinh trưởng nhanh với năng suất đạt 19.802 m3/ha/năm (thời điểm 12 tuổi) (Hứa Vĩnh Tùng, 1997; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004). Đây chính là loài cây lá kim nhập nội có triển vọng cao cho trồng rừng kinh doanh gỗ lớn và làm bột giấy. Tuy nhiên, hiện nay loài cây này chưa được quan tâm và nghiên cứu gây trồng, khả năng tái sinh trong tự nhiên hầu như không có. Hơn nữa, tập tính ra hoa kết quả và sản lượng quả ở mỗi vùng khác nhau ngay cả trong một loài. Do đó việc theo dõi mùa hoa quả cũng như nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân .